Sạt lở đất – hiện tượng phổ biến xảy ra nhiều ở vùng núi khi có mưa nhiều. Tại Việt Nam, đã xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng gây hậu quả nghiêm trọng đến người và của. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, các hạn chế hiện tượng nguy hiểm qua chia sẻ dưới đây.
Sạt lở đất là gì?
Sạt lở đất là sự dịch chuyển của các tầng đất, khối đất hoặc là những mảnh vụn đất đá rời rạc cùng lúc rơi, trượt xuống từ độ cao lớn hơn. Thường ở vùng triền núi hoặc đồi cao dưới tác động của trọng lực. Hiện tượng này rất thường xảy ra dưới tác động của nhiều yếu tố.
Theo thống kê của các chuyên gia, những vụ sạt lở đất thường xuyên xảy ra vào ban đêm, kèm theo đó là tiếng nổ khá lớn. Theo đó, nguyên nhân là do nhiệt độ , độ ẩm vào ban đêm có sự chênh lệch lớn so với ban ngày, tạo nên áp lực lỗ rỗng tồn tại trong đất. Một khi áp lực lỗ rỗng thay đổi sẽ tác động không nhỏ đến cường suất địa hình, cuối cùng dẫn đến đất trượt xuống, gây sạt lở.
Bởi vì sạt lở thường xảy ra vào ban đêm nên hậu quả gây ra rất nghiêm trọng, cả về người và của. Ban đêm người dân thường không có phương án chủ động đối phó, hơn nữa khả năng quan sát, phòng tránh khó khăn hơn vào ban ngày nên thiệt hại cũng gia tăng.
Tại sao sạt lở đất lại đi kèm với tiếng nổ lớn?
Đa số những vụ sạt lở xảy ra đều kèm theo với tiếng nổ rất lớn, theo các chuyên gia nguyên nhân là do sự đứt gãy các địa tầng ở bên dưới. Địa tầng đất là nơi sạt lở có tiếng nổ đa số thường có một tầng đất sét nén bên dưới, Tầng đất này đã trải qua hàng ngàn năm và bị nén chặt xuống dưới, giòn như một tấm gương.
Chính vì mưa đã đủ lớn, thấm sâu xuống tầng đất này khiến cho suy yếu liên kết với tầng đất ở phía trên. Sự đứt gãy địa tầng, tách rời của 2 địa tầng cùng với sự giải phóng năng lượng khiến cho khối đất đá ở phía trên văng ra ra, gây ra tiếng nổ lớn.
Những loại sạt lở đất điển hình
Có nhiều phương thức khác nhau khi nhắc đến sạt lở, nhưng điển hình bao gồm:
Trượt đất, lở đất
Trượt đất, nhiều người còn nhắc đến với thuật ngữ khác đó là “đất chuồi”, tức là là một mảng đất sụt xuống. Bên cạnh đó, còn có những vụ lở đất xuất phát từ mảng đất trên cao rơi xuống triền dốc với tốc độ rất nhanh, hoặc những cú lật, nhiều vòng của khối đá. Và thông thường những vụ trượt đất xảy ra với cường độ từ từ, lâu hơn so với lở đất.
Sự lan truyền
Hình thái này còn được gọi với tên khác là lũ bùn, tức là tổ hợp của nhiều vật liệu đất đá, thân cây, rễ cây, rác tạo thành một dòng chảy, và chúng có tốc độ di chuyển rất nhanh. Những tác động này thường đi kèm với mưa lớn, điều này khiến phần địa tầng của triền dốc trên cao suy giảm nhanh chóng. Những hình thái này xuất hiện nhiều tại khu vực vùng núi trung du.
Sạt lở đất nguyên nhân do đâu?
Sạt lở là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể đó là:
Yếu tố tự nhiên
Hầu hết, các vụ sạt lở đều xuất phát do tác động của ngoại lực, và chủ yếu là do trọng lực và những yếu tố khác. Đặc biệt là do hiện tượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày làm phân rã liên kết của thảm thực vật, đất đá khiến chúng tác ra và rơi xuống. Một nguyên nhân khác là do biến động mạch nước ngầm, động đất hoặc do tuyết tan.
Địa chất và hình thái
Địa chất có vai trò là tính chất cấu tạo nên lớp đất đá cho một khu vực nào đó, và các địa tầng được hình thành và mang tính chất của khối đất đá đó. Vậy nên độ bền của địa tầng phụ thuộc vào từng độ cứng, khả năng bền bỉ của mỗi lớp khác nhau.
Hình thái liên quan đến cấu trúc đất đá, quyết định đến hiện trạng của địa tầng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho hình thái bị thay đổi, đặc biệt là lớp thực vật ở trên bị tác động, gây ra đồi trọc, khiến tình trạng sạt lở dễ xảy ra hơn.
Do con người
Hiện nay, sự tác động của con người đến thiên nhiên, đặc biệt là nạn tàn phá rừng càng khiến cho hiện tượng sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng hơn. Tài nguyên rừng bị tàn phá, khiến đất dễ rửa trôi, xói mòn, liên kết đất đá và thảm thực vật đã bị phá vỡ. Đặc biệt lượng mưa mỗi năm ở nước ta ngày càng trở nên khó đoán và cực đoan, những điều này đã dẫn đến những mối hiểm họa khôn lường.
Hiện tượng khai thác rừng đến nay vẫn chưa dừng lại, đã trở thành tình trạng đáng báo động. Người dân chặt những loại cây hàng trăm năm tuổi, khai phá rừng làm nương, rẫy. xây dựng các công trình công nghiệp… Điều này khiến cho cấu trúc và hình thái nơi đó thay đổi, dễ chịu tác động hơn.
Những hậu quả khôn lường khi xảy ra sạt lở đất
Những năm vừa qua, tại nước ta xảy ra không biết bao nhiêu trận mưa lũ, đặc biệt là vào năm 2020 đã chứng kiến những hình ảnh rất đau lòng về tình trạng sạt lở đất. Những hình ảnh đó đã thể hiện rõ ràng nhất về thiệt hại của tình trạng này đối với con người. Những hậu quả mà sạt lở gây ra cụ thể đó là:
Con người
Sạt lở đất gây ra thiệt hại rất lớn, đặc biệt đó là về thương vong, tính mạng của con người. Rất nhiều người đã bị thương, mất đi khả năng lao động, nhiều người thiệt mạng. Những sang chấn tâm lý nghiêm trọng sau những thảm họa kinh hoàng này vẫn còn in hằn trong tâm trí người ở lại.
Kinh tế
Về kinh tế, tác động của sạt lở đất gây ra cho kinh tế vô cùng lớn, nhà cửa đổ nát, hoa màu cuốn trôi, tài sản, ruộng vườn… biến mất chỉ sau một trận sạt lở. Để khôi phục lại kinh tế sau những trận thảm họa này là không thể đong đếm được, rất nhiều người không còn kế sinh nhai sau những vụ sạt lở kinh hoàng.
Hoa màu, vật nuôi bị cuốn trôi, nhà cửa tài sản không còn, người dân tay trắng không có kinh tế. Đặc biệt, đất đai cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên người dân không thể khắc phục trồng cây ngay được, vậy nên cần có sự hỗ trợ rất lớn từ nhà nước và sự chung tay của cộng đồng.
Tại sao cần nghiên cứu, tìm hiểu sạt lở?
Như vậy, có thể thấy rằng sự nghiêm trọng về hậu quả của sạt lở đất gây ra là quá lớn. Việc nghiên cứu mang đến những lợi ích cụ thể như sau:
- Khảo sát, điều tra địa chất những vùng có nguy cơ bị sạt lở cao, xây dựng bản đồ sạt lở. Từ bản đồ này có thể dự đoán được tình hình sạt lở trong tương lai, từ đó giúp chủ động hơn để tìm ra được những biện pháp ứng phó kịp thời.
- Di dời dân tránh những vùng có nguy cơ dễ xảy ra sạt lở, tránh những thiệt hại về kinh tế và con người.
- Đưa ra những kế hoạch phù hợp tại vùng có nguy cơ để khắc phục nhanh chóng.
Biện pháp phòng chống sạt lở tốt nhất hiện nay đó chính là xây dựng tuyên truyền đến người dân về bảo vệ rừng, định canh định cư, trồng cây…
Có thể bạn quan tâm:
- Nguyên nhân xói mòn đất và những hậu quả nghiêm trọng
- Sóng thần – Cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên đến từ đại dương
Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin về sạt lở đất, nguyên nhân và những hậu quả. Hiện tượng này gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, vậy cần phải cùng nhau bảo vệ rừng giảm thiệt hại tối đa.