Việt Nam nằm trong khu vực chịu tác động của bão và áp thấp nhiệt đới Tây Bắc – Thái Bình Dương, với bão cực đại di chuyển dần từ bắc xuống Nam. Và mùa bão thường bắt đầu vào khoảng tháng 5 – tháng 6 ở miền Bắc và tháng 9 – tháng 12 ở miền Trung. Trung bình, mỗi năm có khoảng từ 4 – 6 cơn bão và áp suất nhiệt đới vào bờ biển nước ta. Và chính vì thế, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những đợt áp thấp nhiệt đới này: gây lũ lụt, mưa lớn, dông,… Trong 2020, Việt Nam đã có rất nhiều đợt áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão đổ bộ vào miền Trung gây nên thiệt hại nặng nề, khiến cho cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vậy những nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới là gì?
Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới
Vậy nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới là gì? Để 1 áp thấp nhiệt đới hình thành thì phải có đủ các điều kiện thuận lợi của bề mặt khí quyển như: Nhiệt độ, gió, khí áp… Chính vì thế, những vùng có khí hậu nóng của vùng nhiệt đới trên đại dương hoặc trên biển nhiệt đới thường sẽ xuất hiện hiện tượng áp thấp nhiệt đới này.
Khi 1 vùng không khí nào đó nóng hơn các vùng xung quanh, khí áp sẽ giảm đi. Chính điều này sẽ hút gió từ các phía có khí áp cao hơn về và có xu hướng thăng động (bốc lên cao). Gió là không khí chuyển từ áp cao đến áp thấp, nhưng do ảnh hưởng của lực Coriolis (lực lệch hướng do trái đất tự quay) nên hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng tạo thành hình thế gió xoáy.
Ở bán cầu Bắc, hướng gió sẽ lệch về bên phải hướng chuyển động nên hình thành xoáy nghịch nhiệt đới. Ở bán cầu Nam, lực Coriolis làm hướng gió lệch về bên trái so với hướng chuyển động, nên hình thành xoáy thuận nhiệt đới. Điều này cũng diễn ra tương tự như các áp thấp ôn đới cũng có hướng gió xoáy ngược chiều nhau ở 2 bán cầu, hình thành do sự nhiễu động của các front (mạc giáp khí, diện khí) ở các vùng khí hậu ôn đới.
Những điều kiện hình thành áp thấp nhiệt đới
Để 1 áp thấp hình thành phải có đủ các điều kiện thuận lợi của bề mặt khí quyển như khí áp, nhiệt độ, gió… Bởi vậy, những vùng có khí hậu nóng của vùng nhiệt đới, trên đại dương hoặc trên biển nhiệt đới thường hay xuất hiện áp thấp nhiệt đới.
Khi 1 vùng không khí nóng hơn các vùng xung quanh, khí áp sẽ giảm đi, điều này sẽ hút gió từ các phía có khí áp cao hơn về và có xu hướng thăng động (bốc lên cao). Gió là không khí chuyển từ áp cao đến áp thấp, nhưng do ảnh hưởng của lực Coriolis (lực lệch hướng do Trái Đất tự quay) nên hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng tạo thành hình thế gió xoáy. Ở bán cầu Bắc, hướng gió sẽ lệch về bên phải hướng chuyển động nên hình thành xoáy nghịch nhiệt đới. Ở bán cầu Nam, lực Coriolis làm hướng gió lệch về bên trái so với hướng chuyển động, nên hình thành xoáy thuận nhiệt đới.
Điều này cũng diễn ra tương tự như các áp thấp ôn đới cũng có hướng gió xoáy ngược chiều nhau ở 2 bán cầu, hình thành do sự nhiễu động của các front (mạc giáp khí, diện khí) ở các vùng khí hậu ôn đới.
Nguyên nhân hình thành áp thấp từ phía con người
Ngoài những nguyên nhân khách quan từ yếu tố tự nhiên thì nguyên nhân hình thành bão và áp thấp nhiệt đới cũng bắt nguồn từ các lý do chủ quan do lượng CO2 từ khí thải nhà kính và khí metan từ các hoạt động công nghiệp phổ biến của con người khiến bầu khí quyển bị tăng mức độ hấp nhiệt và trở nên nóng hơn, trong đó thúc đẩy sự bay hơi diễn ra nhanh hơn đồng thời làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển và tạo nên sức mạnh tăng cường lớn cho những cơn bão trở nên khắc nghiệt và có sức tàn phá nặng nề.
Bão và áp thấp nhiệt đới được xem là một hiện tượng thiên nhiên của quy luật khí hậu, tuy nhiên nguyên nhân hình thành bão do yếu tố chủ quan từ con người với các hoạt động công nghiệp tác động tới quy luật của tự nhiên mới là điều nguy hại. Chúng ta cần có những nhìn nhận đúng đắn hơn về nguyên nhân của những cơn bão với sức phá hủy lớn trong khoảng thời gian trở lại đây.
Trên đây là những nội dung có liên quan tới nguyên nhân hình thành áp thấp. Mong rằng thông tin trên đã mang lại kiến thức bổ ích cho bạn.