Cuộc sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào đất đai để trồng trọt nhằm sản xuất ra lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu sản xuất công nghiệp phục vụ cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, gần đây một số tác động khiến tình trạng đất bị xói mòn đang diễn ra trầm trọng và mất kiểm soát. Vậy nguyên nhân xói mòn đất xuất phát từ đâu?
Xói mòn đất là gì?
Thực trạng hiện nay đó chính là đất ngày càng bị xói mòn, luôn phải chịu những tác động mạnh mẽ của tự nhiên. Điều này đồng nghĩa với việc các hoạt động trồng trọt, canh tác đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Xói mòn đất là quá trình các lớp đất trên mặt bị mất đi và bị phá hủy do các tác động của tự nhiên như mưa lũ, gió hoặc tuyết tan.
Chúng có sự ảnh hưởng mạnh hoặc nhẹ tùy vào các hoạt động do con người gây ra đối với đất đai. Nguồn đất là tài nguyên vô cùng quý giá và là thành phần quan trọng hàng đầu trong môi trường sống. Chính vì vậy, con người cần phải tìm ra nguyên nhân xói mòn đất và bảo vệ nguồn tài nguyên này hàng đầu. Bởi vì, nguồn tài nguyên này sẽ mang lại cho chúng ta nhiều những thứ hữu ích trong quá trình trồng trọt, sản xuất cho tương lai.
Tác hại từ những nguyên nhân xói mòn đất
Xói mòn đất có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến môi trường sống của con người hiện nay. Vấn đề này gây khó khăn trong việc canh tác sản xuất lương thực, thực phẩm và quá trình di chuyển trở nên khó khăn. Dưới đây là một số tác hại do xói mòn đất gây ra:
- Phá vỡ hệ sinh thái và giảm sản lượng nông nghiệp.
- Làm giảm độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng có trong đất.
- Ảnh hưởng trầm trọng đến độ chắc của hạt, trọng lượng riêng của hạt, các thành phần sinh hóa thay đổi,…
- Đất bị xói mòn gây ra nghèo chất dinh dưỡng và khó khăn trong việc trồng cây.
- Làm giảm luân canh, xen canh.
- Năng suất cây trồng giảm.
- Tàn phá môi trường.
- Đất đai bị thoái hóa.
Nguyên nhân xói mòn đất trong môi trường hiện nay
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xói mòn đất, từ nghiêm trọng đến cực kỳ nghiêm trọng hiện nay. Các nguyên nhân được liệt kê cụ thể như:
Nguyên nhân xói mòn đất từ sự bốc hơi của nước và độ dốc
Bạn có biết, hiện tượng bốc hơi của nước cũng chính là nguyên nhân gây nên xói mòn đất hay không? Nếu nước bốc hơi vào khí quyển sẽ thông qua các hoạt động của những sinh vật môi trường như động hoặc thực vật. Từ đó, sẽ ngấm xuống theo các đường nứt của đất. Lượng nước còn lại sẽ tạo thành rãnh ở bề mặt đất.
Độ dốc của mặt đất cũng là nguyên nhân gây nên xói mòn đất ở cuộc sống hiện nay. Độ nghiêng dốc càng cao thì sự xói mòn càng rõ rệt và ngược lại. Điều này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sự phân chia đường chảy của nguồn nước.
Từ nước mưa tự nhiên và nước tưới tiêu
Như mọi người đã biết, nước mưa sẽ xuất hiện khi mùa mưa sau khi mua khô kết thúc. Tại thời điểm mua khô sẽ khiến các sinh thực vật trở nên khắc nghiệt, khô héo, thậm chí là chết. Điều này làm cho đất trở nên cằn cỗi hơn. Chính vì thế, một khi mùa mưa bắt đầu, đấy sẽ bị trôi đi theo làn nước tạo thành những lõm rãnh.
Việc tưới tiêu quá nhiều cũng sẽ khiến đất trở nên xói mòn hơn bởi vì lớp đất màu mỡ đã bị lấy đi gây nên tính trạng cằn cỗi làm ảnh hưởng đến nguồn đất trồng cây nông nghiệp. Điều này vô cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta hiện nay.
Nguyên nhân xói mòn đất từ tác động của con người
Và không thể không nhắc đến các hoạt động của con người trong nguyên nhân gây ra xói mòn đất. Các hoạt động của con người tác động đến tự nhiên có thể là nguyên nhân gây ra xói mòn đất trực tiếp hoặc gián tiếp như
- Đốt rừng làm rẫy, du canh.
- Phá hoại thảm thực vật rừng tự nhiên.
- Khai thác gỗ quá mức.
- Phá rừng để xây dựng đường xá.
- Chăn thả không kiểm soát.
- Kỹ thuật canh tác chưa hợp lý.
Biện pháp chống xói mòn đất mang lại hiệu quả
Với những vô vàn nguyên nhân và hậu quả trong việc gây ra xói mòn đất. Chúng ta cần phải có những biện pháp hợp lý để ngăn chặn, giảm thiểu tối đa việc xói mòn đất. Dưới đây là một số biện pháp để chống xói mòn đất.
Hạn chế cày bừa và để đất được nghỉ ngơi trong mùa mưa
Việc cày bừa sâu thường xuyên sẽ tạo nên một lớp đất bị nén chặt dễ bị nước làm xói mòn. Vì vậy bạn nên cân nhắc để sử dụng phương pháp canh tác không cần cày xới bằng cách sử dụng dao cày hoặc các vật dụng và thiết bị khác.
Đất chăn thả sẽ không thể được phát triển tốt và giữ được tác dụng chống xói mòn nếu trâu bò được thả vào gặm cỏ thường xuyên. Vì vậy vào mùa mưa, cần hạn chế thả trâu bò vào những khu vực này để giúp đất được phục hồi lại.
Giảm khả năng xói mòn khi mưa và trồng thêm cây thân gỗ
Để có thể giảm được khả năng xói mòn khi mưa, bạn có thể che phủ mặt đất bằng phương pháp trồng lớp thảm thực vật tự nhiên hoặc bằng các vật dụng giúp che phủ. Từ đó có thể giảm được khả năng xói mòn của đất khi mưa rơi xuống đất.
Những loại cây thân gỗ có chức năng bảo vệ đất rất tốt để không bị xói mòn, tạo dốc. Việc trồng thêm nhiều cây thân gỗ sẽ khiến cho việc bảo vệ đất hiệu quả hơn. Ngoài ra có thể trồng thêm các lớp cỏ hoặc đắp thêm đất phủ, cây càng to lớn thì chức năng bảo vệ càng tốt.
Xây dựng hệ thống đê điều
Có rất nhiều công trình có thế hỗ trợ việc giảm xói mòn đất như hệ thống đê điều. Đây cũng là cách để khắc chế lại những nguyên nhân xói mòn đất phía trên. Hệ thống này kèm theo với những loại cây có chức năng che chắn, tạo nên một hàng thủ chắc chắn trong việc bảo vệ lớp đất an toàn.
Qua nhiều nằm thì công trình vẫn kiên cố và có thể nâng cấp thêm tùy theo nhu cầu. Việc trồng thêm cây xanh sẽ bít lại các đường rãnh để tạo nên một nền móng vững chắc. Như vậy đất sẽ không còn bị xói mòn một cách trầm trọng nữa.
Giảm áp lực mưa rơi xuống đất
Việc này vô cùng quan trọng trong công tác bảo vệ đất đai hiện nay mà người dân cần phải chú ý đến. Để ngăn cản sự xói mòn đất, chúng ta nên thực hiện giảm áp lực mưa rơi xuống đất. Bằng cách trồng nhiều lớp thực vật đan xen nhau và che phủ bằng những hệ thống công trình khác.
Nếu mặt đất một khi được che phủ bằng những lớp rong rêu, cây cỏ, hoa lá hoặc những hỗn hợp đất đá cỏ khô, … sẽ đạt được hiệu quả bất ngờ. Việc những vườn cây ăn trái đan xen hay những loại thực vật khăng khít nhau sẽ tạo nên một lớp bảo vệ và chắn mưa vô cùng tốt cho đất. Như vậy, người dẫn sẽ giữ gìn được môi trường đất và chống xói mòn một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Sóng thần – Cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên đến từ đại dương
- Áp thấp nhiệt đới – Hiện tượng thời tiết phổ biến ở Việt Nam
Tình hình xói mòn đất là một trong những vấn đề nghiêm trọng liên quan với độ phì nhiêu của đất. Vì vậy chúng tôi đưa ra bài viết này nhằm cung cấp đến bạn các thông tin về những nguyên nhân xói mòn đất hiện nay. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức trong việc phòng chống xói mòn đất để nâng cao giá trị của đất canh tác.