thiennhien247.net - Sắc màu cuộc sống
No Result
View All Result
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog
No Result
View All Result
thiennhien247.net - Sắc màu cuộc sống
No Result
View All Result
Home Blog

5 cách phòng tránh HIV hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn

by admin
22 Tháng 12, 2022
in Blog
0 0
0
0
SHARES
8
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

HIV là bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phòng tránh HIV bạn có thể áp dụng. Hiểu rõ về cách thức lây nhiễm và cách phòng chống HIV sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.

HIV/AIDS là gì?

HIV là từ viết tắt của Human Immuno-deficiency Virus – một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người, gây tổn thương nghiêm trọng tới hệ miễn dịch của cơ thể.

AIDS là từ viết tắt của Acquired Immuno Deficiency Syndrom – giai đoạn cuối của bệnh HIV. Ở giai đoạn AIDS, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc phải các bệnh như ung thư, nhiễm khuẩn…

Xem thêm:

  • 16 dấu hiệu nhiễm HIV cần thăm khám và điều trị cho phù hợp
  • 3 nguyên nhân dẫn đến HIV và cách phòng ngừa hiệu quả
  • Quan hệ 1 lần có bị nhiễm HIV không? Những thông tin cần biết

Cách thức lây nhiễm HIV

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức độ lây lan và mắc phải virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) đã tăng lên trong vài thập kỷ qua. Căn bệnh này vẫn còn là một vấn đề y tế nổi bật trên toàn thế giới. Tỷ lệ tử vong và lây nhiễm cao cho thấy việc nâng cao nhận thức về bệnh cho mọi người để ngăn chặn sự lây lan của virus là việc quan trọng.

5 cách phòng tránh HIV hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn
5 cách phòng tránh HIV hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn

Để biết cách phòng chống HIV, trước hết bạn phải biết rõ cách virus HIV lây lan. HIV chỉ lây truyền qua dịch cơ thể, chẳng hạn như: máu, dịch tiết âm đạo, tinh dịch, sữa mẹ.

HIV không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người (chẳng hạn như trên bề mặt), và nó không thể sinh sôi nảy nở bên ngoài cơ thể. Ngoài ra, HIV không lây qua các đường như:

  • Muỗi, bọ ve hay côn trùng khác cắn
  • Nước bọt, nước mắt, mồ hôi mà không lẫn với máu của người nhiễm HIV dương tính
  • Ôm, bắt tay, dùng chung nhà vệ sinh, ăn chung các món ăn, hoặc hôn xã giao
  • Các hoạt động tình dục không liên quan đến việc trao đổi chất dịch cơ thể (ví dụ: sờ, chạm).

Khi tải lượng virus của một người nhiễm HIV giảm đi thì khả năng lây bệnh cũng sẽ giảm xuống. Những người có HIV nhưng họ đang sử dụng liệu pháp kháng virus, ví dụ: thuốc kháng HIV, và có tải lượng virus rất thấp hoặc không thể phát hiện, ít có khả năng lây nhiễm HIV hơn những người có HIV và có tải lượng virus cao.

Tuy nhiên, một người bị nhiễm HIV có thể vẫn có khả năng lây truyền HIV cho bạn tình ngay cả khi họ có tải lượng virus không thể phát hiện, bởi vì:

  • HIV vẫn có thể được tìm thấy trong dịch sinh dục (tinh dịch, dịch âm đạo). Các xét nghiệm tải lượng virus chỉ đo virus trong máu.
  • Tải lượng virus của một người có thể tăng lên giữa các lần xét nghiệm. Khi điều này xảy ra, họ có thể có nhiều khả năng lây truyền HIV cho bạn tình.
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng tải lượng virus trong dịch sinh dục.

3 đường lây nhiễm phổ biến của HIV

Để áp dụng những cách phòng tránh HIV, bạn cần hiểu về những đường lây nhiễm phổ biến của căn bệnh này. Chúng bao gồm:

1. Máu và lây truyền HIV

Trước đây, máu được lấy từ người hiến máu nhiễm bệnh là nguồn lây truyền có khả năng mắc bệnh cao nhất. Do đó, các biện pháp sàng lọc và xét nghiệm máu kỹ trước khi truyền đã trở nên chặt chẽ hơn kể từ năm 1985. Mọi túi máu hiến đều được xét nghiệm HIV. Nếu có phản ứng dương tính với HIV, các túi máu này sẽ bị loại bỏ. Mặc dù có rất nhiều biện pháp an toàn nhưng cũng có nguy cơ nhỏ máu nhiễm HIV vẫn có thể được sử dụng trong truyền máu.

Bạn có thể bị lây nhiễm HIV qua vết cắn, hoặc dính chất dịch cơ thể (bao gồm cả tinh dịch hoặc nước bọt), nhưng tỉ lệ này không đáng kể.

2. Nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục

Bạn có nguy cơ cao lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV.
Bạn có nguy cơ cao lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV.

Hoạt động tình dục qua đường hậu môn và đường âm đạo đều có thể lây truyền HIV, đặc biệt là khi quan hệ không sử dụng bao cao su. Tất cả các hình thức quan hệ bằng miệng được coi là có nguy cơ thấp. Tuy nhiên, HIV vẫn có thể truyền qua quan hệ bằng miệng, đặc biệt là khi có xuất tinh trong miệng khi miệng đang có vết thương hở.

3. Truyền từ mẹ sang con

Ngoài máu và dịch tiết từ đường sinh dục, HIV còn lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh hoặc cho con bú. Phụ nữ bị nhiễm HIV không nên cho con bú vì HIV có thể lây truyền qua sữa mẹ. Ngoài ra, HIV cũng có thể lây truyền qua em bé nếu người mẹ nhiễm bệnh nhai thức ăn trước rồi mớm cho con, mặc dù nguy cơ này khá thấp.

Bệnh AIDS là giai đoạn cuối của HIV. Đây là một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người, tức là gây tổn thương đến hệ thống bảo vệ của cơ thể. Thuốc điều trị kháng virus HIV có thể làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh theo tất cả các đường khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp này không hoàn toàn hiệu quả và bạn nên sử dụng thêm một số phương pháp khác để tuyệt đối ngăn ngừa lây nhiễm.

Đừng cho rằng những người không có triệu chứng gì thì sẽ không có HIV. Người bệnh có thể bị nhiễm HIV trong nhiều năm trước khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và trong thời kỳ không có triệu chứng đó họ vẫn có thể lây bệnh.

Biểu hiện của HIV/AIDS qua 4 giai đoạn

Giai đoạn sơ nhiễm (thời kỳ cửa sổ): Thời kỳ này kéo dài từ 2 đến 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV có thể cho kết quả âm tính. Vì thế, người nhiễm HIV dễ lây truyền cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn.

Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Giai đoạn này kéo dài từ 5-7 năm. Giai đoạn này vẫn chưa gây ra những triệu chứng gì phổ biến song khi xét nghiệm sẽ cho kết quả dương tính.

Giai đoạn cận AIDS: Vẫn chưa có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Giai đoạn AIDS: Có các biểu hiện như: Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể); sốt, tiêu chảy, ho kéo dài trên 1 tháng. Xuất hiện nhiều bệnh kèm theo như ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân,…. Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.

Cách phòng tránh HIV/AIDS

1. Không tiêm chích và sử dụng ma túy

Điều đầu tiên trong cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS là không sử dụng ma túy và các chất kích thích. Những chất này ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và hành động của bạn, làm cho bạn dễ thực hiện những hành vi không an toàn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Một số loại thuốc, như thuốc tiêm tĩnh mạch, cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV hơn vì những loại thuốc này tiếp xúc trực tiếp với máu.

2. Quan hệ tình dục an toàn để phòng chống HIV/AIDS

Quan hệ tình dục an toàn là quan hệ có sử dụng bao cao su. Nếu bạn quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV, điều quan trọng là phải quan hệ tình dục an toàn và thường xuyên xét nghiệm HIV. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng quan hệ có dùng bao cao su không thể loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ lây nhiễm HIV 100% được vì bao có thể bị thủng hoặc bạn sử dụng sai cách.

Nói chuyện với bạn tình hoặc đối tác của bạn về những bạn tình trước đây của cả hai. Hiểu được điều này có thể giúp đỡ cả hai bạn ngăn ngừa các rủi ro và chủ động áp dụng cách phòng bệnh HIV. Bạn có thể dùng thuốc kết hợp (tenofovir cộng với emtricitabine) mỗi ngày để giúp ngăn chặn lây nhiễm HIV. Loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ bị HIV, nhưng đắt tiền và dù bạn có dùng thuốc đi nữa thì bạn cũng phải quan hệ tình dục an toàn.

3. Cách phòng tránh HIV: Không dùng chung bơm kim tiêm

Bơm kim tiêm có thể dễ dàng mang HIV từ người này sang người khác. Bạn không nên sử dụng các loại thuốc tiêm mà không do các cơ sở y tế cung cấp với dụng cụ đã được tiệt trùng đầy đủ.

Cách phòng tránh HIV/AIDS
Cách phòng tránh HIV/AIDS

Có thể bạn quan tâm:

  • Ô nhiễm môi trường là gì? Những quan ngại về vấn đề ô nhiễm
  • Khủng hoảng kinh tế – Nguyên nhân và những ảnh hưởng

4. Phòng chống HIV: Tránh chạm vào máu của người khác và chất dịch cơ thể khác

Bạn không bao giờ biết chắc được một ai đó có bị nhiễm HIV hay không. Do đó, tránh chạm vào máu của người khác nếu có thể và cũng tránh tiếp xúc với các chất dịch cơ thể khác có thể lây lan HIV. Những chất dịch cơ thể đó bao gồm:

  • Tinh dịch;
  • Dịch âm đạo;
  • Niêm mạc trực tràng;
  • Sữa mẹ;
  • Dịch ối, dịch não tủy và chất hoạt dịch trong khớp gối.

5. Cách phòng tránh HIV: Điều trị HIV khi bạn mang thai

Tất cả phụ nữ mang thai đều được xét nghiệm máu để kiểm tra xem họ có HIV không. Xét nghiệm này là một phần bắt buộc trong giai đoạn sàng lọc trước khi sinh. Nếu không được điều trị, HIV có thể truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh con hoặc cho con bú. Điều trị trong thai kỳ làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV cho em bé.

Chuẩn bị cho mình một số kiến thức về HIV là cách phòng tránh HIV tốt nhất bạn có thể thực hiện. Nó cũng giúp bạn sống với những người nhiễm HIV một cách vui vẻ và an toàn.

 

admin

admin

Next Post
Những khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ở Việt Nam

Những khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ở Việt Nam

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Sốt phát ban có ngứa không?

Sốt phát ban có ngứa không? Cách giảm ngứa khi bị sốt

3 năm ago
Bệnh phong ngứa không nên ăn gì? [Thông tin từ chuyên gia]

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì? [Thông tin từ chuyên gia]

2 năm ago
Những ảnh hưởng của lốc xoáy

Ảnh hưởng của lốc xoáy? Giải thích nguyên nhân và hệ quả

2 năm ago
Tại sao có hiện tượng lốc xoáy

Tại sao có hiện tượng lốc xoáy? Cùng giải thích nguyên nhân chi tiết

2 năm ago
Bệnh lao thận

Bệnh Lao thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán & điều trị

2 năm ago
Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS tốt nhất - Hỏi đáp

Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS tốt nhất – Hỏi đáp

2 năm ago

THIENNHIEN247.NET

Những hiện tượng thiên nhiên trên trái đất như âm thanh, ánh sáng, bình minh và hoàng hôn, sét, bão, lốc xoáy, sương mù, cầu vồng, thủy triều sẽ được chúng tôi đề cập tại kênh giúp bạn đọc dễ dàng tìm kiến thông tin.

  • About
  • Advertise
  • Careers

©Copyright @2022 by thiennhien247.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog

©Copyright @2022 by thiennhien247.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In