Bắt đầu ở thế kỷ thứ nhất khi các hoạt động kinh tế tín dụng bắt đầu xuất hiện nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng. Hiện tượng khủng hoảng của nền kinh tế xuất phát từ mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội. Vậy khủng hoảng kinh tế là gì và nguyên nào dẫn tới các cuộc khủng hoảng?
Đôi nét về khủng hoảng kinh tế
Theo học thuyết kinh tế của Mác Lênin, khủng hoảng kinh tế là tình trạng nền kinh tế bị suy thoái đột ngột. Hiện tượng suy thoái sẽ diễn biến trầm trọng và diễn ra trong thời gian dài. Các chỉ số tổng sản phẩm quốc nội sẽ giảm, thị trường bất động sản và chứng khoán cũng giảm sâu.
Ở các thời kỳ đầu sau công nguyên, hiện tượng này thường diễn ra trong phạm vi một quốc gia nhất định. Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hóa, những cuộc khủng hoảng nền kinh tế dần mở rộng ra phạm vi lớn hơn. Những cuộc khủng hoảng với quy mô lớn như toàn châu lục và các khu vực lân cận được ghi nhận từ những năm 70 của thế kỷ 19.
Khủng hoảng kinh tế do đâu?
Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng khủng hoảng kinh tế. Mỗi một nguyên nhân sẽ tác động đến nền kinh tế khi đến một mức độ nhất định sẽ gây ra tình trạng khủng hoảng.
Khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính sẽ diễn ra khi các tài sản có sự sụt giảm mạnh và nhanh chóng về giá trị. Ở một số trường hợp, khủng hoảng tài chính sẽ gồm có cả sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và sự xuất hiện của bong bóng kinh tế. Những vụ vỡ nợ và tình trạng khủng hoảng tài chính, hệ thống ngân hàng sụp đổ và giá trị tiền tệ bị giảm sút trầm trọng.
Bong bóng kinh tế
Bong bóng kinh tế hay còn gọi là bong bóng đầu cơ, bong bóng tài chính là một hiện tượng hàng hóa trong thị trường bị đẩy lên mức giá cao. Giá trị hàng hóa trong thị trường đạt ngưỡng cao một cách vô lý và không bền vững và thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Khi bong bóng kinh tế bị vỡ thị trường sẽ sụp đổ, nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Mức giá cao quá mức của sản phẩm không phản ánh được sức tiêu dùng hoặc nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm đó. Giai đoạn phát sinh bong bóng và lúc bong bóng vỡ là kết quả của hiện của việc các chủ thể trong nền kinh tế có phản ứng tương đồng. Giá cả của sản phẩm trong nền kinh tế bong bóng thay đổi thất thường và không thể dự đoán được thông qua lượng cung – cầu.
Lạm phát
Theo kinh tế học vĩ mô, lạm phát là một hiện tượng tăng giá liên tục của hàng hoá và dịch vụ ở trên thị trường. Khi giá bán hàng hóa tăng lên, một đơn vị tiền tệ sẽ chỉ mua được một lượng hàng hoá ít hơn bình thường.
Do đó, lạm phát sẽ làm suy giảm giá trị của tiền tệ đồng thời sẽ phản ánh được sự suy giảm tiêu dùng. Trong thời đại hội nhập, lạm phát làm giảm giá trị tiền tệ giữa quốc gia này so với tiền của quốc gia khác. Thông thường lạm phát diễn ra chậm rãi và có thể kéo dài tới vài năm.
Giảm phát
Hoàn toàn trái ngược với lạm phát, giảm phát là tình trạng mức giá chung của hàng hoá, dịch vụ ở thị trường liên tục giảm. Giá trị tiền tệ trong giai đoạn này sẽ được tăng lên, một đơn vị tiền tệ bạn có thể sử dụng để mua được nhiều hàng hoá hơn. Giảm phát còn có thể được hiểu là tình trạng lạm phát âm. Trong nền kinh tế hội nhập, giảm phát làm giá trị tiền tệ này so với một giá trị tiền tệ khác tăng lên cao hơn.
Cắt giảm chi tiêu
Người tiêu dùng thường có tâm lý lo lắng về sự biến động của nền kinh tế sau khi đã nhận thức được tình trạng khủng hoảng nền kinh tế đang diễn ra. Người tiêu dùng lúc này sẽ cắt giảm chi tiêu tối đa các khoản. Sự cắt giảm này sẽ ảnh hưởng đến kinh tế quốc nội, làm giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế. Nguyên nhân là do trung bình có khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội phụ thuộc vào chi tiêu của người tiêu dùng.
Nếu như người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu khiến sức mua trên thị trường yếu đi, tăng trưởng GDP của một quốc gia sẽ bị chậm lại. Nếu người tiêu dùng liên tục cắt giảm chi tiêu như vậy nguy cơ về một cuộc khủng hoảng kinh tế là điều có thể dễ dàng dự đoán được.
Những ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế
Khủng hoảng nền kinh tế là một hiện tượng không ai mong muốn bởi những tác động tiêu cực và hậu quả nặng nề mà tình trạng này mang lại. Cùng điểm qua một số ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng này nhé.
Sự bất ổn trong và ngoài khu vực
Có không ít doanh nghiệp và công ty rơi vào tình trạng phá sản khi phải đối mặt với thời kỳ khủng hoảng nền kinh tế. Bởi lúc này các hoạt động sản xuất bị đình trệ, lợi nhuận không được đảm bảo, các khoản vay đến hạn không thể thanh toán được,…. Hơn nữa, tình trạng khủng hoảng kinh tế còn gây nên hiện tượng lạm phát phi mã tức là lạm phát với tốc độ hai hoặc ba con số tạo nên vòng xoáy và phải mất một thời gian rất dài mới có thể thoát ra được.
Khủng hoảng toàn cầu
Quan hệ hợp tác giữa các quốc gia một cách vô hình đã khiến sự phụ thuộc ngày càng nhiều hơn. Do đó, khi nền kinh tế của một quốc gia xảy ra hiện tượng khủng hoảng, các quốc gia còn lại cũng sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định. Trong trường hợp một số quốc gia khủng hoảng như Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng và suy thoái.
Vấn đề nhân đạo
Tỷ lệ thất nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng nền kinh tế sẽ ngày càng gia tăng so với lúc nền kinh tế ổn định. Bởi các cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy sẽ phải cắt giảm nhân sự để giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Lúc này đời sống vật chất và tinh thần của người lao động cũng không được đảm bảo, các nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, đi lại không đầy đủ.
Tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ trẻ em không được đi học cũng tăng lên cùng với sự suy thoái của nền kinh tế. Bạo lực gia đình cùng với các tệ nạn xã hội cũng tăng theo, chất lượng cuộc sống suy giảm. Bên cạnh đó, để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, người dân lại thường có ý định di cư sang một quốc gia khác để có cuộc sống tốt hơn. Điều này lại gây nên một cuộc khủng hoảng di cư cho thế giới.
Làm gì khi xuất hiện tình trạng khủng hoảng nền kinh tế
Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng khủng hoảng nền kinh tế, dựa vào những nguyên nhân gây nên mà có thể đưa ra các biện pháp khắc phục. Ngoài ra, cũng nên nhận định chính xác thời điểm diễn ra khủng hoảng kinh tế từ đó có thể đưa ra giải pháp khắc phục. Một số việc mà con người có thể làm khi có các cuộc khủng hoảng nền kinh tế diễn ra đó là:
- Thực hiện mở các tài khoản giao dịch ở trên sàn chứng khoán hợp pháp.
- Tiếp đến là hãy học cách để sử dụng các loại CFD để có thể thu về lợi nhuận từ những thị trường đang bị ảnh hưởng từ khủng hoảng nền kinh tế.
- Hãy đầu tư vào một công ty bằng hình thức cổ phiếu.
- Luôn ưu tiên những giao dịch với các nền tảng để dễ dàng sử dụng một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Hạt nhân nguyên tử và những lý thuyết liên quan đến hạt nhân
- Nguyệt thực là gì? Sự xuất hiện của hiện tượng siêu nhiên
Trên đây là toàn bộ những thông tin về khủng hoảng kinh tế, nguyên nhân và cách khắc phục. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn có được giải pháp tốt nhất khi đối mặt với nền kinh tế bị suy thoái và khủng hoảng.