Áp thấp nhiệt đới là một hiện tượng tự nhiên thường xuyên xảy ra, mang đến những đợt mưa to, gió lớn, lũ lụt, khí hậu thất thường, dông bão. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu áp thấp nhiệt đới là gì, khác gì so với bão nhiệt đới. Cũng như làm thế nào để bảo vệ người và tài sản khi gặp áp thấp nhiệt đới. Vậy đặc điểm của áp thấp ở nước ta là gì?
Áp thấp nhiệt đới là gì?
Là loại xoáy thuận nhiệt đới yếu nhất, áp thấp nhiệt đới (tropical depression)- một vùng áp thấp được bao quanh bởi các cơn dông lưu hành và sức gió duy trì tối đa là 38 dặm một giờ hoặc ít hơn.
Sự hình thành của chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc theo dõi bão: Áp thấp thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy một cơn bão đang tràn qua đại dương nhiệt đới. Hàng chục áp thấp nhiệt đới hình thành mỗi mùa bão. Mặc dù không mạnh như bão nhiệt đới hoặc cuồng phong, nhưng chúng có thể mang lại lượng mưa lớn, giông bão và lũ lụt tàn khốc.
Bởi vì các cơn bão thường giảm cấp thành áp thấp nhiệt đới vào cuối vòng đời của chúng, giai đoạn áp thấp nhiệt đới cũng có thể là một dấu hiệu của sự tan biến của bão.
Áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam thường diễn ra khi nào?
Việt Nam nằm trong khu vực chịu tác động của áp thấp nhiệt đới và các cơn bão ở Tây Bắc – Thái Bình Dương. Mùa mưa bão nước ta thường bắt đầu khoảng tháng 5-6 tại miền Bắc, tháng 9-12 ở miền Trung. Trong đó, các thời gian tháng 9, 10, 11 là thường hay xảy ra nhiều cơn bão nhất. Trung bình, hàng năm nước ta có từ 4 – 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào bờ biển.
Vì vậy Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những đợt áp thấp nhiệt đới này. Điển hình trong số đó là gây gió to, sóng lớn, mưa lớn gây lũ lụt, dông lốc,… Ví dụ 2020, nước ta chịu thiệt hại nặng nề từ nhiều đợt áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão đổ bộ vào miền Trung.
Đặc điểm của áp thấp nhiệt đới
Áp thấp nhiệt đới được xem là một vùng xoáy, có đường kính lên tới hàng trăm kilomet, được hình thành chủ yếu trên những vùng có khí hậu nóng như biển nhiệt đới. Áp suất khí quyển trong bão sẽ thấp hơn nhiều so với những vùng xung quanh (dưới 1000mb).
Khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh với gió và hơi nước sẽ hình thành nên bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới (tropical storm) khi vào đất liền sẽ gây ra lũ lụt, mưa dông và nhiều tác hại đối với cuộc sống của người dân.
Và nhiều người thường nhầm lẫn giữa áp suất nhiệt đới và bão nhiệt đới bởi đặc điểm của chúng khi vào đất liền. Tuy nhiên, áp thấp nhiệt đới thường nhẹ hơn, gió xoáy từ cấp 6 đến cấp 7 hay khoảng 63km/h còn bão nhiệt đới sẽ từ cấp 8 đến cấp 13 hay gió mạnh từ 64km/h. Tuy nhiên, không phải áp thấp nhiệt đới nào cũng tạo thành bão, có những áp thấp nhiệt đới sẽ suy yếu, tan dần và tạo nên những cơn mưa dông nhẹ.
Đặc điểm của áp thấp nhiệt đới so với bão
Khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh vì liên tục phát triển đủ năng lượng để thu hút gió và hơi nước mạnh lên sẽ hình thành bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng Anh “tropical storm”. Sự khác biệt giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới được phân biệt theo cấp gió. Theo sự phân chia cấp gió của đô đốc hải quân người Ireland là Francis Beautfort, thì gió được chia thành 13 cấp từ 0 tới 12.
Khi gió xoáy mạnh từ cấp 6-7 được gọi là áp thấp nhiệt đới. Ngày nay, đôi khi cấp gió bão được miêu tả như là cấp trong thang Beaufort từ 12 tới 16, có liên quan gần đúng với cấp tốc độ tương ứng của thang bão Saffir-Simpson, trong đó các trận bão thực sự được đo đạc, trong đó cấp 1 của thang bão Saffir-Simpson tương đương với cấp 12 trong thang Beaufort. Tuy nhiên, các cấp mở rộng trong thang sức gió Beaufort trên cấp 13 không trùng khớp với thang bão Saffir-Simpson.
Theo định nghĩa quốc tế, bão nhiệt đới phải có gió mạnh hơn 64 km/giờ (hay 35 knots), tức là hơn cấp 8. Nếu gió yếu hơn 63 km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới. Nếu gíó mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão được gọi là bão lớn với cuồng phong (typhoon).
Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão (super typhoon, intense major hurricane, super cyclonic storm, very intense tropical cyclone) với gió mạnh hơn 240 km/giờ (hay trên 130 knot), tức cấp 4 trong thang bão Saffir-Simpson hoặc cấp 15 (Thang bão Beaufort) trở lên. Danh từ “typhoon” được dùng trong vùng biển Đông và tây bắc Thái Bình Dương; “hurricane” trong vùng Đại Tây Dương; và “tropical cyclone” trong vùng Ấn Độ Dương.
Trên đây là những đặc điểm của áp thấp và cách phân biệt với bảo. Hy vọng những nội dung trên đã mang lại kiến thức mới bổ ích cho bạn.