Sốt phát ban là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ do các bé chưa có hệ miễn dịch hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, người lớn cũng có thể mắc căn bệnh này. Vậy cách trị sốt phát ban ở người lớn như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh truyền nhiễm này cũng như cách điều trị sốt phát ban ở người lớn, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban là tình trạng tăng thân nhiệt khiến cơ thể nóng lên, mệt mỏi kèm theo nhiều vết ban đỏ xuất hiện trên bề mặt da. Vì trẻ em chưa có hệ miễn dịch hoàn chỉnh nên thường bị sốt phát ban. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể gặp ở người lớn, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu. Thông thường, mỗi người sẽ bị sốt phát ban ít nhất 1 lần trong đời.
Khác với trẻ em, sốt phát ban ở người lớn không quá ảnh hưởng đến sức khỏe, các triệu chứng sốt sẽ nhanh chóng giảm đi, cơ thể dần hồi phục về trạng thái bình thường nếu được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, các triệu chứng ở người lớn không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên người ta thường có xu hướng chủ quan khi mắc bệnh, trì trệ trong việc điều trị. Do đó, đã có nhiều trường hợp xảy ra biến chứng nặng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và công việc.
Các triệu chứng khi sốt phát ban ở người lớn
So với trẻ em, các dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn thường nhẹ hơn và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như thủy đậu, sởi… Dưới đây là một số dấu hiệu mà nhà thuốc Long Châu đưa ra để bạn có thể nhận biết được bệnh sốt phát ban ở người lớn.
Các biểu hiện sốt cao sẽ khởi phát sau 1 – 2 tuần ủ bệnh, bao gồm các triệu chứng:
- Sốt cao: Thân nhiệt tăng lên cao khoảng 39 độ C và đi kèm các triệu chứng như sổ mũi, viêm kết mạc, ho, đau đầu… Cơn sốt có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày.
- Phát ban: Các nốt mẩn đỏ hoặc hồng xuất hiện nhiều trên da, có thể nổi cộm hoặc ẩn bên trong, bằng phẳng với bề mặt da. Triệu chứng phát ban thường xuất hiện sau khi đã hết sốt, tập trung chủ yếu ở vùng da cánh tay, mặt, bụng, lưng, chân…
- Sưng hạch: Các hạch ở vùng cổ và quai hàm có thể sưng to và đau khi người lớn bị sốt phát ban.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như:
- Cáu gắt, khó chịu.
- Sưng mí mắt.
- Chán ăn, lười ăn.
- Tiêu chảy nhẹ.
- Đau họng và ho.
- Đau đầu, đau tai.
- Sốt quá cao gây hiện tượng co giật.
Nguyên nhân và cách phòng tránh sốt phát ban
Các nhà khoa học đã tìm ra “thủ phạm chính” gây bệnh sốt phát ban, đó là virus HHV6 (Human Herpes 6) và HHV7 (Human Herpes 7). Ngoài ra, một số loại virus khác như virus sởi, rubella, cũng gây nên bệnh sốt phát ban ở người lớn. Virus lây bệnh sẽ lây truyền qua những đường tiếp xúc trực tiếp giữa người mang bệnh với người lành như tiếp xúc với dịch tiết và bọt khí của người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện ở khoảng cách gần hoặc tiếp xúc với các vật dụng đồ dùng mang mầm bệnh.
Ngoài ra, sốt phát ban ở người lớn có thể gây ra do chấy rận (sốt phát ban cổ điển), do chuột (sốt phát ban địa phương), do mò mạt (sốt phát ban bụi rậm)…
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ sơ sinh và người lớn. Vì thế, cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể là tránh tiếp xúc với mầm bệnh, những người có triệu chứng sốt phát ban và các bệnh đường hô hấp khác. Nắm rõ sốt phát ban kiêng gì, bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi theo chế độ hợp lý để tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể…
Sốt phát ban ở người lớn bao lâu thì khỏi?
Người trưởng thành có hệ miễn dịch hoàn thiện hơn so với trẻ em nên khi mắc bệnh sẽ nhanh khỏi hơn. Theo đó, thời gian tính từ khi người bệnh có biểu hiện sốt cao kèm theo phát ban khởi điểm đến khi chấm dứt có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày. Các triệu chứng của sốt phát ban sẽ được giảm dần và hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời và đúng cách.
Một số dấu hiệu cho thấy bạn sắp khỏi sốt phát ban:
- Các dấu hiệu của bệnh sốt phát ban như đau họng, mệt mỏi, sổ mũi… sẽ giảm dần.
- Người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, hết đau đầu và đau nhức cơ thể.
- Không còn hiện tượng sốt cao nhiều ngày.
- Các nốt ban đỏ dần mờ đi và biến mất.
- Các nốt hạch ở cổ không còn cảm thấy đau nữa.
- Vùng niêm mạc họng không có các dấu hiệu xuất huyết.
- Khỏi viêm kết mạc mắt.
Các triệu chứng sốt phát ban ở người lớn thường khỏi dần trong vòng vài ngày nhưng nếu sau 3 – 5 ngày các triệu chứng phát ban không đỡ, ngược lại còn thấy mệt mỏi hơn, hãy đến các trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
Cách trị sốt phát ban ở người lớn
Các triệu chứng sốt phát ban ở người lớn thường tương đối nhẹ nên có thể điều trị tại nhà sau khi đã được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn. Dưới đây là một số Cách trị sốt phát ban ở người lớn tại nhà hiệu quả, có thể áp dụng:
- Uống thuốc hạ sốt không kê đơn Paracetamol: Paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen) có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Nếu thân nhiệt tăng cao, bạn có thể sử dụng Paracetamol với liều lượng 2 viên 500g trong 4 – 6 giờ để hạ sốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các cách hạ sốt thông thường như chườm khăn mát lên trán, uống nhiều nước…
- Giữ ấm cho cơ thể: Khi bị sốt phát ban, bạn nên lưu ý việc giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn nổi ban đỏ. Hãy tránh cho cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Chăm sóc sức khỏe: Tăng cường thời gian nghỉ ngơi, bổ sung nhiều vitamin, rau xanh và trái cây để tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
- Hạn chế lây bệnh: Hạn chế tiếp xúc với người khác cũng như là đến những địa điểm tập trung đông người, những nơi công cộng. Người bệnh nên ở những nơi thoáng khí để giảm mệt mỏi và tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh.
Sốt phát ban ở người lớn thường không có triệu chứng quá nặng. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, lơ là… Bài viết trên đã đưa ra một số cách trị sốt phát ban ở người lớn tại nhà, các bạn hãy tham khảo để giữ gìn sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh nhé!