thiennhien247.net - Sắc màu cuộc sống
No Result
View All Result
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog
No Result
View All Result
thiennhien247.net - Sắc màu cuộc sống
No Result
View All Result
Home Dịch bệnh

Bị sởi phải kiêng nước, kiêng gió đúng hay sai – Hỏi đáp

by admin
1 Tháng 12, 2022
in Dịch bệnh
0 0
0
0
SHARES
6
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Thời gian gần đây, bệnh sởi diễn biến hết sức phức tạp với những biến chứng khó lường. Vậy khi mắc sởi, bệnh nhân cần được chăm sóc như thế nào, bị sởi phải kiêng nước, kiêng gió như mọi người thường nói hay không?

1. Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường không khí do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm đông – xuân, hay gặp ở trẻ em nhưng cũng gặp ở người lớn, rất dễ gây thành dịch.

2. Triệu chứng nhận biết bệnh sởi?

Triệu chứng của bệnh sởi

Khi bệnh sởi khởi phát, bệnh nhân thường biểu hiện bằng: sốt cao, viêm kết mạc, viêm long đường hô hấp trên, viêm thanh quản cấp, có thể xuất hiện các hạt Koplik. Sau sốt 3-4 ngày, ban bắt đầu xuất hiện, ban dát sẩn, màu hồng, xuất hiện lần lượt theo thứ tự từ sau tai, trán, xuống vùng ngực, lưng, rồi xuống đùi và bàn chân. Khi ban mất đi cũng mất theo thứ tự trên, ban bong vảy để lại vết thâm trên da.

Triệu chứng nhận biết bệnh sởi?
Triệu chứng nhận biết bệnh sởi?

3. Khi bị sởi phải kiêng nước, kiêng gió?

Khi bị sởi phải kiêng nước, kiêng gió là hoàn toàn sai lầm, không những không có ích cho bệnh nhân, mà còn rất dễ gây ra các biến chứng. Bệnh nhân sởi nên được chăm sóc đúng cách như sau:

  • Cách ly bệnh nhân, tránh để bệnh nhân ở chỗ đông người. Đeo khẩu trang y tế cho bệnh nhân.
  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi tại buồng thoáng khí, đủ ánh sáng (tránh ánh sáng mạnh vì bệnh nhân có thể sợ ánh sáng). Thường xuyên vệ sinh buồng sạch sẽ.
  • Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc.
  • Giữ ấm cho cơ thể nếu thời tiết lạnh, giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, không kiêng nước, kiêng gió.
  • Nhỏ mắt, mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc sử dụng dung dịch nhỏ mắt mũi chuyên dùng, nhỏ 3-4 lần/ngày.
  • Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, cho bệnh nhân ăn những thức ăn dễ tiêu, có thể cho bệnh nhân ăn nhiều bữa. Tích cực bổ sung các thức ăn giàu Vitamin, đặc biệt là các thức ăn chứa nhiều Vitamin A. Đối với trẻ còn bú mẹ, tiếp tục cho trẻ ăn sữa mẹ, cho trẻ bú nhiều hơn khi trẻ bị tiêu chảy.
  • Để bệnh nhân uống nhiều nước, nước hoa quả và tốt nhất là uống Oresol để đảm bảo đủ nước – điện giải.
Bị bệnh sởi phải kiêng nước
Bị bệnh sởi phải kiêng nước
  • Chườm ấm khi bệnh nhân sốt nhẹ, nếu sốt cao > 38,5oC sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Các loại thuốc khác, đặc biệt là thuốc kháng sinh, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng cho bệnh nhân.
  • Người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế, rửa tay trước và sau khi chăm sóc người bệnh.

Nếu bệnh nhân (đặc biệt là trẻ em) xuất hiện các dấu hiệu nặng của bệnh, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để thăm khám, xử trí: Mệt, li bì, hoặc kích thích; bú kém hoặc bỏ bú. Sốt cao, ho nhiều, thở nhanh, khó thở…Ban đã hết mà bệnh nhân vẫn còn sốt.

4. Làm gì để phòng tránh bệnh sởi?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có thể thành dịch do nguyên nhân virus, vì thế, tiêm phòng vaccine sởi là biện pháp phòng tránh hàng đầu. Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, trẻ cần được tiến hành tiêm chủng hai mũi, mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi, và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

Tiến hành rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Tiến hành rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Bên cạnh đó, nên thực hiện những phương pháp phòng bệnh chung:

  • Cách ly người mắc bệnh sởi, tránh tập trung đông người khi có dịch.
  • Bệnh nhân và những người tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế. Tiến hành rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
  • Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
  • Nâng cao thể trạng, dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng.

Ngay khi có các dấu hiệu bệnh sởi, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

 

admin

admin

Next Post
Bệnh sởi nên ăn gì? Bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì? Có thể bạn chưa biết!

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thuỷ triều Địa lí 10

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thuỷ triều Địa lí 10

2 năm ago
Đậu mùa gặp phải do virus variola gây ra thuộc loài Orthopoxvirus

Bệnh đậu mùa và những thông tin liên quan bạn nên biết

3 năm ago
Các hiện tượng lốc xoáy

Tìm hiểu về các hiện tượng lốc xoáy trong đời sống hàng ngày

2 năm ago
Cách trị sốt phát ban ở người lớn

Cách trị sốt phát ban ở người lớn mà bạn cần biết – Mẹo hay

2 năm ago
Nguyên nhân hình thành áp thấp và các điều kiện hình thành

Nguyên nhân hình thành áp thấp và các điều kiện hình thành

3 năm ago
Hiện tượng sấm sét vĩnh cửu - Thiên nhiên kỳ thú trên thế giới

Hiện tượng sấm sét vĩnh cửu – Thiên nhiên kỳ thú trên thế giới

2 năm ago

THIENNHIEN247.NET

Những hiện tượng thiên nhiên trên trái đất như âm thanh, ánh sáng, bình minh và hoàng hôn, sét, bão, lốc xoáy, sương mù, cầu vồng, thủy triều sẽ được chúng tôi đề cập tại kênh giúp bạn đọc dễ dàng tìm kiến thông tin.

  • About
  • Advertise
  • Careers

©Copyright @2022 by thiennhien247.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog

©Copyright @2022 by thiennhien247.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In