Bên cạnh động đất, sóng thần cũng là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp đối với nhân loại, gây hậu quả nghiêm trọng. Sức mạnh hủy diệt của sóng thần được tạo ra bởi sự cộng hưởng, khi mà các đợt sóng xô nhau liên tiếp vào đất liền, làm tăng sức mạnh, sự tàn phá gấp nhiều lần. Hãy cùng tìm hiểu đặc điểm của sóng thần và cách mà sóng thần hình thành như thế nào?
Sóng thần hình thành do đâu?
Các trận sóng thần được hình thành ở dưới đáy biển, đột ngột biến dạng theo chiều dọc rồi chiếm chỗ của lượng nước nằm ở phía trên nó. Sự di chuyển theo chiều dọc của lớp vỏ Trái Đất có thể sẽ xảy ra ở rìa lục địa. Các trận động đất được hình thành do sự va chạm hay tạo ra các cơn sóng khổng lồ. Khi một mảng lục địa chạm với mảng đại dương sẽ khiến cho rìa lục địa chuyển động xuống phía dưới. Hơn nữa, do áp suất quá lớn lên rìa mảng khiến nó nhảy giật lùi, tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Dấu hiệu nhân biệt sóng thần mà mọi người nên tìm hiểu
- Cách phòng chống sóng thần và ứng phó hiệu quả nhất
- Những thảm họa sóng thần khủng khiếp trong lịch sử
Bên cạnh đó, sạt lở đất dưới đáy biển, sự sụp đổ của núi lửa cũng có thể gây ra sóng thần. Nó sẽ làm chấn động cột nước, khiến đá trượt xuống đáy biển. Và phun trào núi lửa dưới đáy biển cũng có thể hình thành nên sóng thần. Những cơn sóng khổng lồ được hình thành khi khối lượng lớn nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động.
Năm 1950, người ta đã phát hiện các cơn sóng thần xuất hiện ở vùng lở đất, núi lửa hay va chạm thiên thạch. Hiện tượng này khiến lượng lớn nước chuyển chỗ một cách nhanh chóng. Năng lượng từ vụ nổ hay một thiên thạch rơi nào trong nước lúc xảy ra va chạm. Sóng thần hình thành từ nguyên nhân này thường rất nhanh tan, hiện tượng này có thể gây ra những cơn sóng địa chấn tại khu vực nhất định.
Các đặc điểm của sóng thần trong thực tế
Sóng thần diễn biến rất khác biệt tùy theo kiểu sóng: Chúng chứa năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao và có thể vượt khoảng cách lớn qua đại dương mà chỉ mất rất ít năng lượng.
Con sóng đi qua đại dương với tốc độ trung bình 500 dặm một giờ. Khi tiến tới đất liền, đáy biển trở nên nông và con sóng không còn di chuyển nhanh được nữa, vì thế nó bắt đầu dựng đứng lên, phần phía trước con sóng bắt đầu dựng đứng và cao lên, và khoảng cách giữa các đợt sóng ngắn lại.
Một con sóng trở thành một con sóng nước nông khi tỷ lệ giữa độ sâu mặt nước và chiều dài sóng của nó rất nhỏ, và bởi vì sóng thần có chiều dài sóng rất lớn, các cơn sóng thần hoạt động như những cơn sóng nước nông ngay bên ngoài đại dương.
Sóng thần lan truyền từ nguồn phát, vì thế những bờ biển trong vùng bị ảnh hưởng bởi chấn động thường lại khá an toàn.
Đặc điểm của sóng thần đó là:
Tốc độ di chuyển của các cột sóng cực lớn, có thể lên đến 800km/h
Trong đại dương có độ sâu khoảng 6100m, sóng thần sẽ di chuyển với tốc độ 890km/h (bằng tốc độ máy bay) và có thể lướt từ bên này đến bên kia của Thái Bình Dương trong không đầy một ngày.
Độ cao của cột sóng ở vùng nước nông có thể cao hơn 30 mét hoặc hơn.
Đặc tính của sóng thần là sóng nước nông, cơn sóng thần khi đổ bộ vào đất liền chủ yếu là sóng tần nước nông.
Sóng thần có chu kỳ từ 10 – 120 phút, bước sóng có thể lên đến 500km
Sức tàn phá của sóng thần là cực kỳ lớn, có thể phá hủy cả một thành phố, kéo dài cả ngàn km.
Sóng thần dịch chuyển ngầm trong đại dương, có thể đi cực nhanh mà không mất nhiều năng lượng. Đây chính là lý do vì sao khi đến đất liền, tốc độ của sóng giảm nhưng năng lượng của sóng gần như là giữ nguyên.
Tác hại của sóng thần
Có thể bạn quan tâm:
- Áp thấp nhiệt đới – Hiện tượng thời tiết phổ biến ở Việt Nam
- Mưa đá – Hiện tượng tự nhiên đáng sợ khiến bao người lo lắng
Sóng thần là những cột nước cao hàng chục mét, càn quét mọi thứ xung quanh chúng ta, gây ra nhiều thiệt hại không thể lường trước được. Ảnh hưởng của sóng thần vô cùng nặng nề.
Vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất của sóng thần đó là vùng ben biển, có chiều cao thấp hơn 15 mét so với nước biển. Bên cạnh đó, vùng vịnh có cửa biển hẹp sẽ chịu tác động lớn hơn do sức mạnh của sóng thần được khuếch đại hơn.
Sức mạnh hủy diệt của sóng thần còn được tạo ra bởi sự cộng hưởng khi các đợt sóng mạnh xô nhau liên tiếp, tràn vào đất liền. Hiệu ứng cộng hưởng sẽ làm gia tăng sức mạnh và sự tàn phá của sóng thần gấp nhiều lần.
Lịch sử đã ghi nhận nhiều trường hợp đặc điểm của sóng thần tạo ra sức tàn phá lớn, trong số đó phải kể đến trận sóng thần xảy ra ở đảo Sumatra thuộc Indonesia ngày 26/12/2004. Trận động đất mạnh 9.1 độ richter là nguyên nhân gây ra trận sóng thần này, càn quét bờ biển ở các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia kéo dài tận Châu Phi; cướp đi sinh mạng của 283.000 người, 1.100.000 người mất nhà cửa, thiệt hại hàng chục tỷ USD.
Tổng hợp: thiennhien247.net