Bệnh dịch hạch một trong những đại dịch kinh hoàng nhất trong lịch sử của nhân loại khi đã gây ra cái chết cho 1/3 dân số châu Âu. Đây là một căn bệnh lây truyền cấp tính chủ yếu qua đường máu. Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh này mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.
Thông tin về bệnh dịch hạch
Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh với tiến triển cấp tính có biểu hiện nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế để có biện pháp phòng ngừa.
Dịch hạch đã từng lưu hành và là nỗi ám ảnh của không ít các quốc gia trên thế giới. Thậm chí người ta còn ví căn bệnh này như “cái chết đen” khi là nguyên nhân gây ra trận đại dịch khủng khiếp nhất ở thời Trung cổ tại Châu Âu.
Theo thống kê, từ năm 1989 đến năm 2003 tại 25 quốc gia ở thế giới có khoảng 38.000 trường hợp bị bệnh dịch hạch, trong đó, có khoảng 2.800 ca tử vong. Riêng tại Việt Na, vào thời điểm 1960 đến 1970 có khoảng 10.000 trường hợp mắc bệnh dịch hạch mỗi năm, sau đó sẽ giảm dần xuống và trong thời gian trở lại đây, hầu như không có ghi nhận bất cứ một ca mắc bệnh mới nào.
Bệnh dịch hạch xuất phát từ đâu?
Bệnh dịch hạch bắt nguồn từ loại trực khuẩn Yersinia pestis, loại trực khuẩn Gram âm thuộc họ Enterobacteriaceae. Trực khuẩn gây bệnh này sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55 độ C trong thời gian 30 phút và 100 độ C chỉ trong thời gian 1 phút. Đồng thời cũng có thể sử dụng một số loại thuốc sát khuẩn thường dùng.
Ở Việt Nam, căn bệnh này thường bùng phát mạnh nhất vào mùa khô do những loại động vật gặm nhấm sinh sôi, nảy nở. Tuy nhiên, cũng có những người bị bệnh vào cả những mùa mưa.
Bệnh dịch hạch lây truyền qua đường nào?
Nguồn lây truyền của bệnh truyền nhiễm này chủ yếu xuất phát từ động vật gặm nhấm mà cơ bản nhất vẫn là các loài chuột và bọ chét sau đó truyền sang người. Thời gian ủ bệnh của bệnh thường là một đến bảy ngày và trong thời gian 1 đến 4 ngày với thể phổi tiên phát.
Đường lây truyền chủ yếu của bệnh thông qua bọ chét chuột phương Đông. Bọ chét sẽ hút máu vật chủ, trực khuẩn Yersinia pestis nhân lên trong tiền dạ dày và làm tắc nghẽn hệ tiêu hoá của bọ chét. Bọ chét đốt người sẽ truyền nhiễm loại trực khuẩn gây dịch hạch vào cơ thể thông qua vết đốt. Bệnh nỳ cũng có thể lây lan trực tiếp từ người này sang người khác khi bọ chét ký sinh trên người.
Ngoài ra, bệnh lý này còn lây truyền trực tiếp thông qua vật chủ mang bệnh sang vật chủ lành mà chỉ thông qua một số con đường cơ bản sau:
Đường hô hấp
Bệnh nhân bị dịch hạch có thể phổi có thể lây truyền cho những người xung quanh qua đường nước bọt khi bắn ra hoặc hắt hơi. Hoặc khi người lành hít phải vi khuẩn dịch hạch trong không khí do vật chủ chết vì bệnh truyền nhiễm này.
Dịch hạch lây qua đường da, niêm mạc
Bên cạnh đó, các vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể của con người thông qua da bị trầy xước, tổn thương. Đây là một trong những trường hợp hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra.
Đường tiêu hóa
Người lành ăn sử dụng thức ăn bị nhiễm khuẩn khi mà chuột đã ăn vào gây nên mầm bệnh. Tuy nhiên, con đường lây truyền này cũng hiếm gặp bởi loại vi khuẩn gây bệnh dịch hạch sẽ chết nếu như nấu chín thức ăn.
Những triệu chứng của bệnh
Bệnh sẽ gồm có các thể bệnh như thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể da. Ở giải toàn phát của thể hạch này gồm các triệu chứng nhiễm khuẩn và nhiễm độc và sưng hạch.
Thể hạch
Thể hạch sẽ phát triển đột ngột, các triệu chứng có thể là do ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, buồn nôn. Sau khi phát bệnh, thể hạch ngay lập tức chuyển sang giai đoạn toàn phát với các triệu chứng như nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch.
Tùy vào tình trạng của bệnh dịch hạch ở mỗi người mà có kích thước hạch khác nhau có thể to bằng ngón tay cái. Cũng có thể to bằng quả trứng gà, ban đầu hạch cứng và chắc sau đó mềm hoá mủ. Thể hạch cũng có thể tiến triển đột ngột thành nhiễm khuẩn tối cấp với các triệu chứng như sốt cao từ 40 đến 41 độ C, tinh thần rối loạn, hôn mê và sẽ tử vong trong thời gian 5 ngày.
Thể nhiễm khuẩn huyết của dịch hạch
Bệnh truyền nhiễm khuẩn huyết còn có biểu hiện tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc ngay cả khi hạch ngoại vi chưa viêm. Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh thể nhiễm khuẩn huyết như sốt cao trên 40 độ, rối loạn hô hấp và nhịp tim, tiêu chảy, xuất huyết da, niêm mạc và những cơ bản bên trong, với những người nặng có thể hôn mê, li bì. Thể nhiễm khuẩn huyết này thường thứ phát sau khi dịch hạch không được điều trị kịp thời.
Thể phổi
Thể dịch hạch thể phổi có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành từ đó bùng phát thành đại dịch. Do đó, bệnh dịch hạch thể phổi được đánh giá là nguy hiểm với các dấu hiệu cơ bản như sốt, suy nhược, viêm phổi rồi tiến triển nặng thành các biểu hiện như khó thở, đau ngực, ho và đôi khi sẽ có đờm loãng, máu. Khi bệnh tiến triển nhanh có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp trầm trọng, suy hô hấp, sốc và tử vong nhanh chóng.
Thể da
Ở thể da, bệnh dịch hạch sẽ có biểu hiện của các nốt dát xuất hiện ở vị trí trực khuẩn xâm nhập. Sau đó, bệnh sẽ tiến triển thành mụn nước, mụn mủ và máu. Khi mụn vỡ sẽ để lại các vết loét với đáy thâm nhiễm vàng và có phủ một lớp vảy đen.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để có thể chẩn đoán được chính xác bệnh dịch hạch, người bệnh nên tiến hành đầy đủ các xét nghiệm lâm sàng để xác định rõ được sự hiện diện của vi khuẩn. Cụ thể là một số phương pháp cơ bản sau đây:
- Nhuộm soi gram kính hiển vi để tìm ra vi khuẩn.
- Phân lập vi khuẩn.
- Miễn dịch huỳnh quang.
- Phát hiện kháng nguyên F1 gây bệnh.
Biến chứng của bệnh
Bệnh dịch hạch sẽ có nguy cơ tử vong cao nếu như không có biện pháp cứu chữa kịp thời. Bệnh lý này cũng còn mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hoạt tử đầu chi và viêm màng não.
Hoại tử đầu chi là tình trạng xảy ra khi các cục máu đông trong mạch máu nhỏ hơn ở ngón tay, ngón chân và có thể làm gián đoạn việc lưu thông máu từ đó khiến mô đó bị chết. Cách xử lý khi các phần của ngón tay, ngón chân bị hoạt tử đó là cắt cụt hết. Hơn nữa, bệnh còn có thể gây nên tình trạng viêm màng bao quanh não và tủy sống những trường hợp này thường ít khi xảy ra.
Điều trị bệnh lý truyền nhiễm này như thế nào?
Khi có dấu hiệu của bệnh dịch hạch, người bệnh sẽ phải cách ly và tiến hành nhập viện ngay. Người thân từng tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh dự phòng thuộc nhóm tetracyclines hoặc cloramphenicol để dự phòng phơi nhiễm.
Hơn nữa, trong quá trình điều trị bệnh, bác sĩ cũng có thể kê cho bệnh nhân một số loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosides, nhóm tetracyclines, nhóm fluoroquinolones, nhóm sulfonamides và chloramphenicol. Trong đó, kháng sinh streptomycin là một loại thuốc được đánh giá cao nhất trong việc điều trị có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác.
Trong quá trình điều trị bệnh dịch hạch cũng xảy ra nhiều vấn đề trong việc lựa chọn thuốc như chức năng thận, khả năng dung nạp kháng sinh của bệnh, những tác dụng phụ, độ tuổi, giới tính. Trong đó, hai đối tượng là trẻ em và phụ nữ mang thai cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch tả lợn Châu Phi và những điều cần làm để ngăn ngừa
- Nhật thực – Khám phá hiện tượng thiên văn đặc sắc
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ bệnh dịch hạch là gì, nguyên nhân do đâu cùng với cách điều trị bệnh. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn có thể chủ động phòng ngừa bệnh tốt nhất.