Biển không còn quá xa lạ với chúng ta, là điểm đến thú vị trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, nhiều người lại không thích đi biển, vì cứ đi tắm lại say sóng, khiến cho họ cảm thấy khó chịu. Sóng biển chính là hiện tượng được hình thành bắt nguồn từ gió. Vậy sự hình thành của chúng được hình dung cụ thể như thế nào?
Thế nào là sóng biển?
Sóng biển là tập hợp các sóng bề mặt xuất hiện ở tầng trên cùng của biển hoặc đại dương mênh môn. Đây là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Sóng này xuất hiện do tác dụng của gió, đôi khi là do các hoạt động địa chấn từ dưới đáy biển.
Sự xuất hiện của những lớp sóng biển này có thể lan truyền với khoảng cách vô cùng xa. Việc tạo nên địa chấn có thể sẽ xảy ra những dạng sóng lớn có tên gọi như sóng thần. Bình thường độ cao của sóng có thể chỉ vài chục cm, nhưng khi xảy ra sóng thần, độ cao của chúng có thể lên đến hàng chục mét. Lúc này, các phân tử nước biển sẽ tham gia vào sự chuyển động đó.
Khi hiện tượng này xuất hiện, sóng chỉ xoay vòng tròn ở tại đó và rất ít chuyển động thịnh theo hướng lan truyền của sóng biển. Tuy nhiên vẫn có một nguồn năng lượng lớn chuyển động lan truyền theo sóng. Như mọi người nhìn thấy và cảm nhận được rằng sóng đang chuyển động theo chiều nằm ngang và hướng từ biển xô vào bờ.
Sự hình thành của sóng
Sóng biển xuất hiện chủ yếu từ những cơn gió, gió càng mạnh sóng càng lớn. Bên cạnh đó, sóng cũng hình thành do sự tác động từ tự nhiên, động đất, quá trình phun ngầm của núi lửa, xuất hiện từ những cơn bão, … Đây là những nguyên nhân hình thành nên sóng mà chúng ta vẫn thường hay thấy ở ngoài biển hiện nay.
Lượng gió tràn từ ngoài biển ập vào ven biển khiến sự chuyển động của sóng không ngừng nghỉ cả ban ngày lẫn ban đêm. Ngọn sóng cao nhất ở phía Tây của Thái Bình Dương với độ cao là 34m. Đây được cho là ngon sóng biển đồ sộ nhất, tuy nhiên, vẫn chưa thể nào bằng được sóng thần. Sức hủy diệt của những cơn sóng Thần là vô cùng nghiêm trọng và thảm khốc.
Đợt sóng bình thường chỉ dao động trong khoảng 0,6m đến 2,1m là nằm trong khoảng sóng bình thường. Hiện có 3 loại chiều cao của sóng, cụ thể là:
- Sóng nhỏ chỉ cao0,3m đến 0,9m.
- Sóng vừa có độ cao từ 1m đến 2,4m.
- Cuối cùng là sóng lớn có độ cao trên 2,5m.
Những độ cao của sóng biển ở mức độ này vẫn chưa có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Đối với mức sóng lớn, chỉ ảnh hưởng đến quá trình săn bắn cá của cư dân trên biển. Họ có thể nghỉ ngơi nếu gặp những đợt sóng lớn vào giữ dội nhất.
Chi tiết các loại sóng
Sóng biển hình thành dưới sự tác động của nhiều lực khác nhau, mặt phân cách ở trên mặt nước – không khí ở biển luôn tồn tại các gợn sóng. Mỗi loại sóng gồm phần cao hơn mực sóng bình thường gọi là ngọn sóng, bên dưới gọi là đáy sóng. Qua những thông tin, khái niệm sự hình thành chúng ta có thể chia sóng thành hai loại điển hình, cụ thể như sau:
Sóng biển hỗn hợp
Dạng sóng biển này chỉ xuất hiện khi xảy ra hiện tượng thiên nhiên như bão hoặc áp thấp nhiệt đới với gió mạnh. Đây là loại sóng được hình thành ở khu vực vị trí gần với tâm bão nhất, chúng không đồng nhất với nhau về hướng sóng, về chiều cao và về chu kỳ sóng.
Sóng lừng
Xuất phát từ nguồn phát sinh sóng hay còn gọi là từ những cơn bão, sóng biển lừng ở cách xa vị trí tâm bão đang xét. Loại sóng này tương đối đồng đều về chu kỳ, chiều cao và chiều dài sóng liên tiếp.
Sóng biển bạc đầu
Đây là hiện tượng các sóng biển liên tiếp đập vào nhau và tạo ra những bọt biển chuyển động. Loại bọt biển này thường có màu trắng và được xô vào bờ ở ngay đầu sóng. Chính vì vậy, rất nhiều người gọi sóng này là sóng bạc đầu hoặc đầu bạc đều được.
Loại sóng thần
Loại sóng biển này được hội tụ bởi nhiều dạng sóng ngầm liên tiếp nhau để tạo thành một dạng sóng lớn ở mức khổng lồ gọi là sóng thần. Sóng này có khả năng chuyển động nhanh, quy mô cực lớn, chiều cao lên đến 40m. Sóng này thường nổ ra do hoạt động của núi lửa tạo thành địa chất ở dưới mặt nước từ va chạm thiên thạch hoặc núi lửa ngầm dưới lòng đại dương phun trào.
Mức sóng biển này thường sẽ chỉ có ở những vùng nước cạn, gần khu vực bờ. Sóng này một khi xuất hiện sẽ mang lại những nguy hiểm cực kỳ lớn, nhấn chìm tất cả cuộc sống của con người chỉ trong vòng vài tiếng ngắn ngủi.
Sóng độc – Sóng biển sát thủ
Dạng sóng biển này xuất hiện bất ngờ ở khu vực biển hoặc đại dương với hình thức đơn độc nhưng lại có chiều cao vô cũng khủng khiếp lên đến 30m. Dạng sóng này được gọi là sóng sát thủ vì luôn mang đến những nguy hiểm khôn lường. Bao gômd cho cả cuộc sống người dân, cư dân trên biển lẫn tàu thuyền to lớn.
Sóng biển có những đặc trưng như thế nào?
Nhắc đến biển nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những trải nghiệm thú vị của ngày hè nóng bức. Nhiều người lại bị ám ảnh bởi những khoảnh khắc say sóng nhớ đời. Hai từ sóng biển rất đơn giản, nhưng nhiều người chắc chắn chưa rõ về đặc trưng của chúng. Chi tiết dưới đây, là một số tư liệu cụ thể của sóng.
- Ký hiệu chiều dài của sóng là L: Tức là khoảng cách của hai đỉnh sóng kế tiếp nhau.
- Chu kỳ sóng được ký hiệu là T: Đây là khoảng thời gian chiều dài một cơn sóng di chuyển sang vị trí đang xét.
- Ký hiệu chiều cao của sóng là H: Tức là khoảng cách từ đỉnh sóng biển đến đáy sóng theo chiều thẳng đứng.
- Biên độ sóng có ký hiệu là a: Biên độ được gọi là khoảng cách giữa đỉnh sóng hoặc đáy sóng đến mực nước tính theo chiều thẳng đứng.
- Độ dốc của sóng có ký hiệu là s: Độ dốc bằng với chiều cao sóng biển chia một nửa chiều dài của ngọn sóng.
- E là ký hiệu của năng lượng sóng: Năng lượng được tính bằng cơ năng mỗi m2 mặt nước khi có đợt sóng truyền qua tại vị trí này.
- Vận tốc truyền sóng có ký hiệu là c: Vận tốc truyền sóng hay gọi cách khác là vận tốc pha của sóng biển, vận tốc chuyển động đỉnh sóng trong hệ quy chiếu đứng yên.
- Vận tốc của nhóm sóng: Đây là đặc trưng của sóng lan truyền, nhóm này bằng với vận tốc truyền năng lượng của sóng.
Sóng có vai trò như thế nào đối với khí hậu trái đất?
Một nhà nghiên cứu đến từ Vương Quốc Anh cho rằng sóng biển là yếu tố quan trọng trong việc điều tiết khí hậu trên toàn cầu, đây được coi là nghiên cứu mới có tính đột phá nhất.
Khi các hiện tượng vỡ sóng biển trên bề mặt biển xuất hiện do ảnh hưởng của các cơn gió lớn, lúc này lượng đáng kể bọt sóng đã bị nén ở độ sâu khoảng 1m. Chúng có xu hướng giải phóng một phần khí CO2 và hòa tan trong nước biển.
Điều này đồng nghĩa là hiện tượng khí CO2 và tỉ lệ axit hóa đang ngày một tăng lên trên toàn cầu. Từ nghiên cứu này, cộng đồng khoa học có nhận thức sâu sắc hơn về tầm ảnh hưởng của đại dương và sóng biển trong việc điều tiết khí hậu trên toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh lao – nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh
- Bệnh phong – nguyên nhân lây nhiễm và di chứng để lại
Thực tế sóng biển vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khí hậu trên toàn cầu. Tuy nhiên, sóng quá mạnh sẽ gây nên hiện tượng sóng thần một thiên tai kinh khủng không ai mong muốn. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ mà thôi, trên đây là chi tiết khái niệm sóng cũng như đặc trưng của chúng. Hy vọng những gì chúng tôi cung cấp có đủ thứ bạn cần tìm.