Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Biểu hiện của sốt phát ban là những nốt ban nổi mẩn trên khắp cơ thể. Vậy sốt phát ban có ngứa không? Bé bị sốt phát ban phải làm sao?
Sốt phát ban là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Bệnh sốt phát ban do virus Herpes 6 hoặc 7 gây ra. Virus này có xu hướng làm tăng thân nhiệt đột ngột. Vì vậy có những trẻ sẽ bị sốt cao lên đến 39, 40 độ. Sau sốt các nốt ban sẽ bắt đầu hình thành.
Bệnh sốt phát ban nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ thì sẽ vô hại. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng có thể dẫn đến sốt cao và đi kèm triệu chứng chán ăn, khó thở, sưng mí mắt, tiêu chảy,…
Sốt phát ban có ngứa không?
Sốt phát ban có thể gây ngứa ngáy, đặc biệt với những ai có làn da nhạy cảm càng dễ bị ngứa hơn.
Thông thường, ngứa do sốt phát ban gây ra sẽ tự động thuyên giảm mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên tình trạng ngứa do sốt phát ban sẽ gây khó chịu và bứt rứt cho người bệnh.
Vì sao ngứa khi bị sốt phát ban?
- Nguyên nhân thứ nhất do da quá nhạy cảm.
- Nguyên nhân thứ hai do cơ thể chưa được vệ sinh sạch sẽ. Lâu ngày cơ thể không được vê sinh sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cơ thể. Vì thế hãy vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách sử dụng khăn nhúng nước ấm để lau người. Ngoài ra, nên thay quần áo hàng ngày và mặc đồ thoáng mát.
Để hạn chế ngứa cũng như bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như thịt bò, rau xanh, nấm, cam, quýt,…Tránh ăn các loại thực phẩm gây ngứa, dị ứng như: tôm, cua, nhộng,…
Cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban
Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời “sốt phát ban có ngứa không” và dưới đây là những cách khắc phục tình trạng ngứa do sốt phát ban.
1. Dùng tinh dầu bạc hà
Cây bạc hà từ xưa đến nay vốn được cho là “thần dược” trị viêm, ngứa hiệu quả. Cây bạc hà có khả năng diệt khuẩn và làm mát nên ngoài giảm ngứa, cây còn có khả năng sát trùng, kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Để giảm tình trạng ngứa do sốt phát ban gây ra, người bệnh có thể lấy 1 ít tinh dầu bạc hà xoa vào vùng da tổn thương. Nếu bệnh nhân là trẻ nhỏ, cha mẹ nên lấy lượng nhỏ để trẻ không cảm thấy xót. Với phương pháp giảm ngứa này ta cần thực hiện 2 lần một ngày cho đến khi triệu chứng ngứa thuyên giảm.
2. Sử dụng gel nha đam
Nha đam có chứa nhiều nước, vitamin và các thành phần chống oxy hóa. Gel nha đam vừa mát lại lành tính và giàu vitamin nên khi bị ngứa do sốt phát ban có thể dùng gel nha đam để bôi lên da.
Bên cạnh đó, các thành phần có trong nha đam còn hỗ trợ rất tốt cho việc phục hồi da. Các nốt phát ban và vùng da tổn thương sẽ dịu đi và mau chóng lành sẹo. Tuy nhiên nếu bệnh nhân từng có tiền sử dị ứng nha đam thì nên bỏ qua biện pháp này.
3. Tắm nước trà xanh tươi
Trà xanh là một loại lá có chứa chất oxy hóa nên rất hiệu quả cho việc giảm ngứa và phục hồi da. Ngoài ra, trong trà còn có vitamin B nên có tác dụng tốt trong việc làm mềm da, phục hồi các mẩn đỏ khỏi tổn thương.
Cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban với nước lá trà xanh:
– Rửa sạch 1 nắm lá
– Cho nước vào đun sôi vài phút với 1 chút muối biển để tăng khả năng sát khuẩn
– Bỏ bã, đợi nước nguội bớt rồi tắm hàng ngày.
4. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Đây là yếu tố quan trọng góp phần trả lời cho câu hỏi “sốt phát ban có ngứa không”. Bởi vì cơ thể không sạch sẽ là nguyên nhân gây tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn nên dễ gây ngứa, nấm hơn.
Tuy nhiên đứng trước biện pháp giảm ngứa này, nhiều phụ huynh đặt ra câu hỏi “trẻ bị sốt phát ban có nên tắm không”. Quan niệm xưa cho rằng, sốt phát ban cần kiêng nước kiêng gió nhưng những giải thích phía trên đã loại bỏ hoàn toàn sự đúng đắn của quan niệm này. Thay vào đó, người bệnh cần được vệ sinh cơ thể ít nhất 1 lần 1 ngày bằng nước ấm nhẹ và mặc quần áo có chất liệu thoáng mát.
5. Chườm khăn ấm, lạnh
Đây là cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban tức thì. Cách thực hiện rất đơn giản: Dùng khăn sạch nhúng qua nước ấm vắt bớt nước rồi chườm lên da. Đối với chườm lạnh, bạn có thể bọc đá vào khăn rồi đặt lên vùng da bị phát ban.
6. Dùng Baking soda
Baking soda có chứa các thành phần hóa học tốt cho da. Cụ thể baking soda có thể giữ mức độ kiềm – axit trên da cân bằng. Vì vậy mà da được làm dịu và có khả năng chống ngứa.
Cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban với Baking Soda: Cho 3,4 thìa baking soda vào nước ấm để ngâm, ngắm hoặc dùng khăn làm sạch vùng da tổn thương. Sau khi làm sạch xong nên lau khô cơ thể và thoa kem dưỡng ẩm.
Trẻ bị sốt phát ban nên ăn gì để giảm ngứa?
Nhiều bậc phụ huynh luôn cảm thấy lúng túng và không biết trẻ bị sốt phát ban phải làm sao, trẻ bị sốt phát ban nên ăn gì. Thực tế, việc ăn uống lành mạnh, dinh dưỡng là rất tốt cho quá trình phục hồi bệnh sốt phát ban và nâng cao hệ miễn dịch một cách tự nhiên.
Trẻ bị sốt phát ban nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm người bị sốt phát ban nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày:
– Sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa
– Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,..
– Các loại rau xanh, củ quả có nhiều vitamin và khoáng chất
– Ăn các món ăn dễ tiêu hóa, tránh đồ khó tiêu như đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
– Uống nhiều nước, có thể uống nước ép rau củ, nước lọc hoặc sữa tươi,…
Làm gì khi trẻ bị sốt phát ban?
Bên cạnh những cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban và chế độ dinh dưỡng thì cha mẹ cần phải lưu ý thêm những điều dưới đây để chăm sóc trẻ bị sốt phát ban thật tốt:
– Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ
– Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép vì sốt phát ban dễ mất nước
– Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
– Không nên kiêng gió bằng việc đắp chăn quá kín sẽ khiến các nốt ban lâu khỏi
– Vệ sinh mũi sạch sẽ nếu trẻ bị sổ mũi
– Nếu trẻ sốt nhẹ cần chườm mát cho trẻ bằng nước ấm, không dùng nước lạnh
– Nếu trẻ sốt nặng cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được hướng dẫn
– Phòng ngừa sốt phát ban cho trẻ bằng cách cho trẻ hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nghi ngờ bị bệnh hoặc hạn chế đến vùng bệnh.
Trên đây là bài viết giải đáp về chủ đề “sốt phát ban có ngứa không” và những thông tin về bệnh sốt phát ban.