Nếu bệnh dịch hạch lây lan trong diện rộng thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân nói riêng và gây nhiều gánh nặng đối với xã hội nói chung. Đó là lý do vì sao chúng ta cần quan tâm tới việc ngăn ngừa dịch hạch phát triển và lây lan. Trong nội dung này hãy cùng mình tìm hiểu về cách phòng bệnh dịch hạch hiệu quả nhất.
Bí quyết phòng bệnh dịch hạch hiệu quả
Cách tốt nhất để loại bỏ mầm mống gây bệnh đó là tiêu diệt các vật chủ trung gian, đó là chuột hoặc bọ chét, rận,… Hiện nay, chúng ta có thể sử dụng một số loại hóa chất diệt động vật gặm nhấm, có thể kể tới như: permethrin, warfarin. Để đảm bảo hiệu quả cao nhất, mọi người nên diệt chuột, động vật gặm nhấm định kỳ ít nhất 2 lần/năm. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ đó là chúng ta không nên diệt chuột, bọ chét nếu khu vực đó đang trong giai đoạn bùng phát dịch hạch.
Trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, bác sĩ luôn yêu cầu chúng ta rửa sạch sẽ thực phẩm và chỉ ăn đồ nấu chín. Đây là cách giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm trực khuẩn gây bệnh qua đường tiêu hóa.
Hiện nay, đã có vắc xin EV hỗ trợ phòng bệnh, chúng thường được sử dụng đối với người khỏe mạnh sinh sống trong khu vực có dịch. Bởi vì vắc xin EV thuộc dạng vắc xin sống, chúng không có khả năng phòng bệnh cao như các loại khác. Chúng ta nên lưu ý thông tin này và tiêm phòng trong trường hợp cần thiết.
Bộ y tế cũng đã đưa ra cách phòng bệnh dịch hạch
Bệnh do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra, lưu hành trong quần thể động vật thuộc những loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và bọ chét ký sinh trên chúng. Bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, bệnh dịch hạch thường phát triển mạnh vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của chuột và bọ chét. Bệnh dịch hạch ở người gồm có các thể: Thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể màng não, thường gặp hơn cả là thể hạch.
Bệnh dịch hạch biểu hiện triệu chứng đột ngột, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, sau đó toàn phát với các triệu chứng đặc trưng là nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch. Tại Việt nam, trên 10 năm trở lại đây không ghi nhận ca bệnh dịch hạch trên người, đồng thời qua giám sát không thấy có dịch lưu hành trên chuột và bọ chét. Tuy nhiên để phòng bệnh dịch hạch, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng:
Những điều cần lưu ý để phòng bệnh.
- Đảm bảo thực phẩm ăn, uống phải được che, đậy an toàn…, tránh để chuột, tiếp xúc.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường, bố trí và sắp xếp vị trí cũng như cấu trúc nhà ở và kho tàng hợp lý tránh chuột chui rúc và làm tổ.
- Thực hiện các biện pháp diệt chuột, bọ chét, phá huỷ nơi sinh sản của chuột.
- Khi thấy nhiều chuột chết bất thường phải khai báo ngay cho cơ quan y tế nơi gần nhất; không diệt chuột và bọ chét khi đang xảy ra dịch ở chuột và ở người.
- Khi có các biểu hiện nghi dịch hạch ( sốt, nổi hạch…) phải đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
- Ở những địa phương có dịch hạch lưu hành và những vùng có nguy cơ phải thường xuyên theo dõi kết quả giám sát dịch tễ học dịch hạch để chủ động phòng chống bệnh dịch.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu kiểm tra, giám sát chặt chẽ phương tiện vận chuyển, hàng hóa, động vật nhập khẩu vào nước ta.
Trực khuẩn gây bệnh lây lan qua con đường nào?
Vấn đề được quan tâm hàng đầu đó là: trực khuẩn Yersinia Pestis gây dịch hạch lây truyền qua con đường nào? Nắm được thông tin này, chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc phòng bệnh, có kế hoạch sinh hoạt lành mạnh hơn.
Theo các nghiên cứu, trực khuẩn có thể tấn công vào cơ thể người khỏe mạnh bằng nhiều cách khác nhau. Tùy vào con đường xâm nhập, Yersinia Pestis sẽ gây ra những thể bệnh khác nhau, ví dụ như thể hạch hay thể não,…
Cụ thể, trực khuẩn thường xuyên tấn công vào cơ thể chúng ta qua đường máu, điều này xảy ra khi bạn bị rận, bọ chét đốt, trực khuẩn tận dụng cơ hội này xâm nhập và gây bệnh. Chính vì thế mọi người không thể coi thường khi xuất hiện những thương do côn trùng đốt. Ngoài ra, tác nhân gây bệnh có thể đi qua niêm mạc hầu họng hoặc vùng da tổn thương để vào trong cơ thể bệnh nhân. Điều này xảy ra đối với những người có tâm lý chủ quan với những vết thương ngoài da, không sát trùng và chăm sóc cẩn thận.
Hy vọng rằng bài viết này mọi người đã hiểu hơn về dịch hạch, đặc biệt là con đường lây truyền bệnh. Dựa vào thông tin kể trên, chúng ta sẽ chủ động trong việc phòng bệnh dịch hạch, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh mình.