Ô nhiễm nước đang là chủ đề nóng không chỉ riêng Việt Nam mà là vấn đề trên toàn cầu. Theo các tài liệu thống kê,một trong những nguyên nhân chính gây nên ung thư chính là việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Dưới nhiều tác động khác nhau, con người đang hứng chịu rất nhiều tác động xấu gây ra bởi hành động của chính mình.
Ô nhiễm nước là gì?
Ô nhiễm nước – sự biến đổi trong chất lượng nước, thành phần đã vượt qua ngưỡng cho phép sự thay đổi này không đáp ứng được cho những mục đích khác nhau. Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, con người, sinh vật và đời sống.
Nước trong tự nhiên tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như nước biển, nước sông hồ, nước đã qua sử dụng, thể hơi, nước mưa… Khi xảy ra tình trạng ô nhiễm nước tức là thành phần trong nước đã tồn tại thêm những chất khác, những chất này ảnh hưởng không ít đến con người, sinh vật trong tự nhiên. Thực trạng cho thấy một khi nguồn nước đã ô nhiễm rất khó có thể khôi phục như tình trạng ban đầu.
Với tốc độ phát triển về công nghiệp, dịch vụ… chất thải, hóa chất từ nhà máy, xí nghiệp ngấm vào lòng đất. Nhiều đơn vị khoan giếng để lấy nước ngầm nhưng sau đó không sử dụng nữa, cũng không bịt kín những lỗ khoan này lại làm nước ô nhiễm trong nguồn nước ngầm. Những hoạt động sản xuất khác xả khói bụi vào không khí, và khi trời mưa những chất ô nhiễm lẫn vào nước mưa cũng gây ra ô nhiễm nguồn nước.
Nguyên nhân ô nhiễm nước
Nguyên nhân khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm có nhiều lý do, cụ thể như sau:
Do sản xuất nông nghiệp
Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước trước hết là đến từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt. Những tác nhân rõ ràng có thể nhận thấy nhất đó là thức ăn thừa không qua xử lý, nước tiểu, phân của vật nuôi đem xả thẳng vào môi trường. Đối với hoạt động trồng trọt, thực trạng sử dụng các hóa chất như thuốc trừ sâu, diệt cỏ… cũng là một trong những yếu tố gây ô nhiễm với nhiều hóa chất tồn dư.
Một số bà con nông dân còn sử dụng một số hóa chất cấm, không có trong danh mục cho phép có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, những chất Monitor, Thiodol,… còn rất độc hại cho người sử dụng nếu như không trang bị những trang phục bảo hộ lao động.
Ngoài ra, việc bảo quản thuốc sai cách, không để gọn gàng cũng khiến cho nguồn nước sinh hoạt của gia đình bị nhiễm độc. Những chai hóa chất bảo vệ thực vật bị ném bừa bãi xuống mương, kênh rạch cũng làm tăng yếu tố ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
Ô nhiễm nước từ hoạt động công nghiệp
Hoạt động công nghiệp là một trong những nguyên nhân lớn gây ra ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải, nước thải hóa chất không qua xử lý phần lớn đều xả trực tiếp ra môi trường. Trong nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp có chứa rất nhiều anion gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng PO43, Na+, K+, Cl-, SO42-… Bên cạnh đó, còn có nhiều As, Sb, Cr, Hg, Pb… khi hòa tan trong nước sẽ khiến cho tính chất của nước bị thay đổi hoàn toàn.
Ô nhiễm nước còn đến từ khía cạnh rất lớn từ sự trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường của các chủ doanh nghiệp. Một số cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư còn hạn chế và chỉ quan tâm đến lợi ích. Vấn đề bảo vệ môi trường bị xem nhẹ, điều này không còn quá mới mà đã trở thành thực trạng đáng báo động hiện nay.
Ô nhiễm nước từ rác thải sinh hoạt
Cùng với hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, vấn đề sinh hoạt tại các khu dân cư, các hộ gia đình thải ra nhiều rác cũng khiến cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Rác thải còn đến từ các khu trường học, bệnh viện,… xả thẳng ra môi trường mà không qua quá trình xử lý an toàn.
Nước thải từ đô thị, từ hộ gia đình có chứa hàm lượng cao các ion như Cl-, SO42-, Na+, K+ và nhiều chất hữu cơ như mỡ, dinh dưỡng, protein… Mức xả càng lớn, môi trường ô nhiễm nước càng trở nên khó kiểm soát và trầm trọng hơn.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, một số yếu tố từ tự nhiên như mưa, giông báo, lũ lụt, sinh vật có hại… là nguyên nhân thứ cấp đưa những chất bẩn vào nguồn nước. Nhưng nhìn chung, ô nhiễm nước nguyên nhân chính bắt nguồn từ con người, từ những hoạt động con người gây ra.
Những hậu quả mà ô nhiễm nước gây ra
Ô nhiễm môi trường nước gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống và cả những thực vật ở trên cạn. Cụ thể:
Vấn đề sức khỏe
Vấn đề ô nhiễm nước ảnh hưởng nhiều khía cạnh đặc biệt là trên phương diện sức khỏe. Khi sử dụng nước bị ô nhiễm gia tăng nhiều bệnh khác nhau như da, thương hàn, dịch tả, bại liệt… bởi trong đó có chứa rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn. Những nguồn nước nhiễm kim loại nặng, hóa chất là nguyên nhân gây ra ngộ độc, và nhiều căn bệnh hiểm nghèo, gây đột biến gen, dị tật bẩm sinh, ung thư…
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Bên cạnh tác hại ô nhiễm nguồn nước, thực trạng này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, đời sống của người dân. Do nước nhiễm bẩn có chứa nhiều độc tố, cây không thể sinh trưởng bình thường, quá trình chăn nuôi ảnh hưởng và nghiêm trọng nhất là quá trình chăn nuôi hải sản.
Sinh vật dưới nước
Chất thải từ công nghiệp, hóa chất tồn dư xả thẳng xuống môi trường ao hồ, khiến cho môi trường sống của sinh vật dưới nước thay đổi. Điều này khiến cho những sinh vật dưới nước, tôm cá và những sinh vật dưới biển phát triển kém và mức độ vượt quá giới hạn cho phép khiến chúng không thể thích nghi. Cá, tô, sinh vật biển chết hàng loạt khiến hệ sinh thái suy kiệt, hơn nữa nếu như con người ăn phải những cá, tôm, sinh vật nhiễm độc sẽ dẫn đến sức khỏe bị đe dọa trầm trọng.
Đối với thực vật
Hệ sinh vật sống dưới nước bị ảnh hưởng và bên cạnh đó hệ thực vật trên cạn cũng chịu tác động không nhỏ do ô nhiễm nước. Nước ô nhiễm đem tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu khiến chúng không thể hấp thu, khó phát triển, mức độ nhiễm độc quá lớn có thể khiến đất đai cằn cỗi, thực vật chết hàng loạt và không thể trồng cây được nữa.
Ô nhiễm nước biến đổi cả mạch nước mặt và nước ngầm, khiến cho việc sinh hoạt hàng ngày khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn nước sạch phục vụ cho quá trình ăn uống, sản xuất ngày càng trở nên khan hiếm hơn, đây là điều rất đáng cảnh báo.
Ô nhiễm nguồn nước khắc phục như thế nào?
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, vậy nên cần có những biện pháp khắc phục kịp thời và thiết thực:
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường với người dân.
- Kiểm tra giám sát hoạt động của các nhà máy, doanh nghiệp để xử lý sai phạm.
- Xử lý nguồn nước thay vì xả nước trực tiếp.
- Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp với những biện pháp tự nhiên để cải tạo đất thay vì sử dụng hóa chất.
Có thể bạn quan tâm:
- Ô nhiễm đất – Nguyên nhân và hệ lụy đối với con người
- Sạt lở đất – Nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng này
Như vậy, bài viết đã tổng hợp về ô nhiễm nước, nguyên nhân, hậu quả và một số biện pháp khắc phục. Qua đó, có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vì cuộc sống lành mạnh.