thiennhien247.net - Sắc màu cuộc sống
No Result
View All Result
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog
No Result
View All Result
thiennhien247.net - Sắc màu cuộc sống
No Result
View All Result
Home Dịch bệnh

Nhật thực – Khám phá hiện tượng thiên văn đặc sắc

by admin
3 Tháng 10, 2022
in Dịch bệnh
0 0
0
0
SHARES
34
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nhật thực một hiện tượng thiên văn vô cùng đặc sắc được nhiều người đặc biệt quan tâm hiện nay. Hiện tượng này có nhiều điều thú vị, mang đến cảm giác thích thú cho người quan sát trước sự đa dạng và đầy biến hóa của thiên nhiên. Những thông tin sau đây sẽ giải thích rõ hơn về hiện tượng này. 

Nhật thực là gì, diễn ra khi nào?

Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi qua vị trí giữa mặt trời và trái đất. Mặt trăng như một tấm chắn che khuất mặt trời, trời sẽ tối sầm lại, hiện tượng này hoàn toàn có thể quan sát từ trái đất. Mặt trăng có thể che khuất một phần Mặt trời hoặc toàn bộ. 

Như chúng ta đã biết, trái đất có quỹ đạo chuyển động quanh mặt trời, trong khi mặt trăng là vệ tinh chuyển động quanh trái đất. Và trong một chu kỳ của mình, mặt trăng sẽ nằm giữa với trái đất và mặt trời. Do hai quỹ đạo lệch nhau khoảng 5 độ, đó là nguyên nhân vì sao không phải lúc nào mặt trăng cũng thẳng hàng, nằm trên đường thẳng nối mặt trời và trái đất. 

Giải thích lý do gây ra hiện tượng nhật thực 
Giải thích lý do gây ra hiện tượng nhật thực

Phân loại nhật thực 

Thông qua việc xác định bởi vùng bóng của mặt trời đổ lên Trái đất mà có 4 kiểu nhật thực điển hình đó là: 

Nhật thực toàn phần

Đây là hiện tượng mà mặt trăng che khuất hoàn toàn mặt trời, từ đó tạo nên vùng bóng tối và nửa bóng tối trên về mặt Trái đất. Một nhật thực toàn phần chỉ có thể xảy ra khi mặt trăng cận điểm quỹ đạo của nó. Bạn có thể thấy được hiện tượng này  khi đang đứng ở vị trí thuộc đường di chuyển của vùng bóng tối mặt trăng. Trong khi đó, những người không thuộc vùng này mà thuộc vùng bóng nửa tối chỉ có thể quan sát được hiện tượng nhật thực một phần.

Nhật thực một phần

Đây là hiện tượng xảy ra khi mà chỉ mặt trăng chỉ che khuất một phần của mặt trời và hình thành nên bóng nửa tối trên bề mặt của trái đất. Những người thuộc vùng bóng nửa tối có thể dễ dàng quan sát được hiện tượng này. 

Nhật thực hình khuyên

Hiện tượng này xuất hiện khi mà vùng đối thuộc vùng bóng tối xuất hiện trên bề mặt trái đất, mặt trăng che khuất đi vùng trung tâm mặt trời, và vùng rìa mặt trời sẽ lộ ra trông giống như một chiếc nhẫn phát sáng. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi mà mặt trăng nằm ở viễn điểm quỹ đạo của nó, từ trái đất sẽ thấy mặt trăng nhỏ hơn và chỉ che khuất được một phần của mặt trời. 

Nhật thực hình khuyên mặt trăng che khuất đi vào trung tâm mặt trời
Nhật thực hình khuyên mặt trăng che khuất đi vào trung tâm mặt trời

Nhật thực lai 

Đây là hiện tượng thiên văn học rất hiếm khi xảy ra, chỉ khi có một nhật thực hình khuyên chuyển biến thành hiện tượng che khuất toàn phần. 

Hiện tượng nhật thực diễn ra trong bao lâu, vào lúc nào?

Thông thường, mặt trăng di chuyển rất nhanh, nên nhật thực toàn phần chỉ kéo dài đến vài phút ở một nơi bất kỳ. Thông thường, tại một điểm chỉ có thể thấy được hiện tượng này không quá 7 phút 31 giây và thông thường chỉ kéo dài trong 5 phút. Mỗi 1000 năm qua đi, có ít hơn 10 lần hiện tượng này kéo dài hơn 7 phút. 

Như đã đề cập ở trên, hiện tượng này xảy ra khi mà mặt trăng ở giữa trái đất, mặt trời và 3 hành tinh này đều thuộc một đường thẳng. Và điều này chỉ có thể xảy ra khi bắt đầu “kỳ trăng mới”. Tức là 2 mặt phẳng quỹ đạo di chuyển của mặt trăng và trái đất gặp nhau tại điểm mút, và kỳ trăng mới sẽ xảy ra tại điểm mút này. 

Quan sát nhật thực đúng cách

So với những hiện tượng thiên văn khác, bạn không cần dùng đến kính thiên văn để quan sát hiện tượng nhật thực. Chỉ cần có tầm nhìn rộng, bầu trời thoáng đãng và quang mây có thể dễ dàng quan sát được hiện tượng này. Tuy nhiên, việc quan sát trực tiếp cũng có thể ảnh hưởng lớn đến mắt do bức xạ mặt trời. 

Nếu như bạn quan sát hiện tượng này bằng mắt thường có thể gây ra những tổn hại rất lớn đến đôi mắt, vậy nên bạn cần hết sức cẩn thận. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý những điều dưới đây để quan sát hiện tượng thú vị này đúng cách: 

  • Quan sát với kính râm,  X-quang, đĩa mềm, băng video,.. tuy những vật dụng này có chức năng giảm độ sáng chứ không có khả năng ngăn được những bức xạ có hại gây nên.
  • Bạn nên dùng những kính lọc chuyên dụng của các thợ hàn mã 14 hoặc là kính lọc Mặt trời để có thể quan sát đảm bảo an toàn.
  • Có thể dùng tấm bìa để hứng ảnh của mặt trời qua ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ hoặc là khoét một lỗ tròn nhỏ trên bìa, sau đó quan sát hiện tượng này thông qua lỗ tròn đó trên mặt đất. 
  • Không nên dùng ống nhòm hay kính thiên văn để quan sát hiện tượng này, có thể dẫn đến những nguy hại về mắt. 
Bạn nên dùng những kính lọc chuyên dụng để quan sát hiện tượng này
Bạn nên dùng những kính lọc chuyên dụng để quan sát hiện tượng này

Những điều thú vị về hiện tượng nhật thực

Hiện tượng thiên văn này mang đến rất nhiều điều thú vị, cụ thể đó là: 

Số lần nguyệt thực ít hơn nhật thực

Mỗi năm mặt phẳng quỹ đạo di chuyển của mặt trăng và trái đất lại cắt nhau ở một điểm nút lên và xuống, chính vì thế bạn sẽ có cơ hội quan sát ít nhất 2 lần nhật thực và nhiều nhất là 5 lần. Tuy vậy, khả năng quan sát được hiện tượng này thường ít hơn nguyệt thực trên thực tế bởi hiện tượng này diễn ra rất ngắn còn hiện tượng nguyệt thực diễn ra lâu hơn nhiều do bóng của trái đất đổ xuống rất rộng. 

Không phải lúc nào “trăng mới” cũng có nhật thực

Điều kiện quan trọng nhất để có thể xảy ra hiện tượng thú vị này đó chính là khi mặt trăng nằm giữa trái đất, mặt trời và chúng thẳng hành với nhau. Trên thực tế, quỹ đạo của mặt trăng quanh trái đất lệch 5 độ so với quỹ đạo trái đất di chuyển. Thế nên, không phải bất cứ lần trăng non nào 3 hành tinh nằm cũng nằm trên một đường thẳng. 

Bên cạnh còn có những điều kiện đi kèm khác mới xảy ra hiện tượng nhật thực đó là: 

  • Mặt trăng không được ở điểm quá cao hay quá thấp mà phải đủ thẳng để có thể che khuất được mặt trời.
  • Mặt trời cần có vị trí cận với giao điểm với mặt trăng mới có thể xuất hiện hiện tượng này. 
Có nhiều điều kiện khác nhau mới xảy ra được hiện tượng nhật thực
Có nhiều điều kiện khác nhau mới xảy ra được hiện tượng nhật thực

Có thể bạn quan tâm:

  • Bom nguyên tử – Sức công phá mạnh mẽ và sự hủy diệt
  • Dịch hạch – Căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm gây tử vong cao

Nhật thực toàn phần không quá hiếm

Tuy có nhiều ý kiến cho rằng nhật thực toàn phần là hiện tượng rất ít xảy ra, nhưng các nghiên cứu đã chứng minh hiện tượng này không hiếm gặp. Theo đó, trung bình cứ 18 tháng, có thể xuất hiện hiện tượng này và quan sát tại một nơi nào đó trên Trái đất, tức là một người có thể quan sát đến 2 lần trong thời gian là 3 năm.

Điều này trên thực tế là lý thuyết, tức là hiện tượng nhật thực chỉ được quan sát tại một thời điểm và vị trí cụ thể trên Trái Đất. Nếu như bạn chỉ sinh sống ở một nơi cố định, phải rất lâu mới có thể chứng kiến được hiện tượng này lần nữa. Ở Việt Nam, khoảng thời gian để bắt gặp hiện tượng này có thể mất vài năm hoặc lên đến 10 năm. Chính vì thế, khi có hiện tượng này diễn ra đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. 

Như vậy, bài viết đã tổng hợp những kiến thức về hiện tượng nhật thực. Đây là hiện tượng thiên văn vô cùng thú vị, diễn ra trong thời gian ngắn được nhiều bạn trẻ thích thú chờ đợi. Điều này đã cho thấy, thiên nhiên, thiên văn còn rất nhiều điều thú vị, càng có nhiều kiến thức sẽ giúp bạn am hiểu sâu sắc hơn về thế giới này. 

admin

admin

Next Post
Hố đen vũ trụ có khả năng hấp thụ bất cứ bức xạ và vật chất

Hố đen vũ trụ là gì? Những sự thật đáng sợ về hố đen 

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Địa điểm ngắm cực quang đẹp nhất thế giới

Những địa điểm ngắm cực quang đẹp nhất thế giới có thể bạn chưa biết

2 năm ago
Kỹ năng đối phó bão tuyết bạn cần biết

Kỹ năng đối phó bão tuyết khắc nghiệt – Bí kíp sinh tồn hay!

3 năm ago
Nguyên nhân của hạn hán đến từ con người và tự nhiên

Nguyên nhân của hạn hán đến từ con người và tự nhiên

3 năm ago
Bệnh đậu mùa lây qua đường nào

Bệnh đậu mùa lây qua đường nào? Cách phòng ngừa & điều trị

2 năm ago
Tìm hiểu về đặc điểm thủy triều, nhật triều, bán triều tại Việt Nam

Tìm hiểu về đặc điểm thủy triều, nhật triều, bán triều tại Việt Nam

2 năm ago
Lây truyền dịch hạch qua những đường nào? Nguy cơ mắc bệnh?

Lây truyền dịch hạch qua những đường nào? Nguy cơ mắc bệnh?

3 năm ago

THIENNHIEN247.NET

Những hiện tượng thiên nhiên trên trái đất như âm thanh, ánh sáng, bình minh và hoàng hôn, sét, bão, lốc xoáy, sương mù, cầu vồng, thủy triều sẽ được chúng tôi đề cập tại kênh giúp bạn đọc dễ dàng tìm kiến thông tin.

  • About
  • Advertise
  • Careers

©Copyright @2022 by thiennhien247.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog

©Copyright @2022 by thiennhien247.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In