Dịch hạch lưu hành ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Từ năm 1989-2003, ghi nhận được 2.845 trường hợp tử vong trong số 38.310 trường hợp mắc đến từ 25 quốc gia trên thế giới. Bệnh gây ra nhiều đại dịch khủng khiếp, cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người trên thế giới. Ở Việt Nam, từ năm 1960-1970, mỗi năm có khoảng 10.000 trường hợp mắc bệnh, đứng đầu thế giới. Số ca bệnh giảm mạnh chỉ còn khoảng 140 trường hợp mỗi năm trong những năm sau đó. Đến nay gần như không ghi nhận được bất cứ trường hợp mắc dịch hạch nào ở các cơ sở y tế. Vậy hiện nay đã có cách điều trị bệnh dịch hạch hay chưa?
Các biện pháp chuẩn đoán bệnh Dịch hạch
Chẩn đoán dựa trên 3 yếu tố: Dịch tễ, triệu chứng lâm sàng đã mô tả trên và các xét nghiệm.
Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên
Huyết thanh chẩn đoán: Dương tính khi hiệu giá kháng thể lần thứ 2 tăng gấp 4 lần so với lần 1. Lần thứ nhất trong tuần đầu bị bệnh, sau khoảng 10-14 ngày làm lần thứ hai.
Nhuộm soi tìm vi khuẩn dịch hạch. Bệnh phẩm có thể là đờm, dịch não tủy, tiêu bản máu, dịch chọc hạch,…
Nuôi cấy: Bệnh phẩm thường dùng là dịch chọc hạch hoặc máu. Tỉ lệ cấy máu dương tính với thể nhiễm khuẩn huyết khoảng 80%, thể hạch khoảng 20%. Các bệnh phẩm khác như dịch đường hô hấp, dịch não tủy, dịch dạ dày,…
Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán
Công thức máu: Số lượng bạch cầu thường tăng, có thể > 30.000/mm3, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Trường hợp nặng có thể giảm số lượng hồng cầu, số lượng tiểu cầu,…
Các marker viêm như CRP, procalcitonin tăng
Bất thường chức năng gan, chức năng thận, chức năng đông máu, rối loạn điện giải, toàn – kiềm trong trường hợp nặng
X-quang ngực có hình ảnh viêm phế quản phổi, viêm phổi, phù phổi trong trường hợp nặng.
Bệnh dịch hạch cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau: Bệnh Sodoku, bệnh do Rickettsia, lao lạch, viêm hạch do các căn nguyên khác, nhiễm khuẩn huyết do căn nguyên vi sinh khác, viêm phổi do các căn nguyên khác,…
Điều trị bệnh dịch hạch như thế nào? Có hiệu quả không?
Cử dụng thuộc kháng sinh đặc trị
- Streptomycin hoặc gentamicin
- Ngoài ra, doxycycline, ciprofloxacin, levofloxacin, hoặc chloramphenicol
Trước khi dùng kháng sinh (1900-1941), tỷ lệ tử vong ở những người nhiễm bệnh dịch hạch ở Mỹ là 66%. Đến năm 1990-2010, kháng sinh điều trị bệnh dịch hạch đã giảm tỷ lệ tử vong xuống còn 11% (1).
Trong bệnh dịch hạch hoặc viêm phổi, điều trị phải bắt đầu trong vòng 24 giờ với một trong những điều sau đây nếu chức năng thận bình thường:
- Streptomycin 15 mg/kg (lên đến 1 g) tiêm bắp 2 lần mỗi ngày
- Gentamicin 5 mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch một lần mỗi ngày (hoặc 2 mg/kg liều tiếp theo là 1,7 mg/kg mỗi 8 giờ)
Thuốc được dùng trong 10 ngày hoặc cho đến 3 ngày sau khi nhiệt độ đã trở lại bình thường. Doxycycline 100 mg tiêm hoặc uống mỗi 12 giờ là một phương pháp thay thế. Ciprofloxacin, levofloxacin, và chloramphenicol cũng có hiệu quả.
Chloramphenicol được ưa thích hơn cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng mô mà các loại thuốc khác ngấm không tốt (ví dụ viêm màng não, viêm nội nhãn). Chloramphenicol nên được tiêm liều 25 mg/kg tĩnh mạch, tiếp theo là 12,5 mg/kg tĩnh mạch hoặc uống mỗi 6 giờ.
Các biện pháp phòng ngừa định kỳ là thích hợp cho bệnh nhân với dịch hạch thể hạch. Những người bị bệnh viêm phổi sơ cấp hoặc thứ phát cần được cách ly hô hấp nghiêm ngặt và các biện pháp phòng ngừa qua giọt treo
Điều trị khác
- Hạ sốt bằng paracetamol liều từ 10-15 mg/kg/lần khi sốt từ 38,5 độ, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng. Áp dụng các biện pháp hạ sốt khác như mặc quần áo thông thoáng, lau người, uống nhiều nước,…
- Dùng các thuốc giảm đau nếu hạch to đau nhiều (thường dùng paracetamol với liều như trên), chích rạch hạch khi có chỉ định.
- Bổ sung nước và điện giải bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch
- Hồi sức tích cực khi có suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn,…
- Đảm bảo thăng bằng toan- kiềm, điều chỉnh rối loạn điện giải,…
Người mắc bệnh dịch hạch có thể thu nhận được miễn dịch sau khi điều trị bệnh dịch hạch và lành bệnh. Tuy nhiên tình trạng miễn dịch này chỉ mang tính chất tương đối, không bảo vệ được người bệnh trước sự tấn công của một lượng lớn các vi khuẩn.