Trong thời gian gần đây, dịch tả lợn châu phi trở thành mối lo đang ngại của nhiều người dân. Đặc biệt là những những người đang chăn nuôi, làm trang trại lợn. Khả năng lây lan với tốc độ nhanh như chớp khiến loại dịch bệnh này đã lan rộng trên 30 tỉnh thành trong nước. Vậy loại dịch này có những biểu hiện như thế nào?
Một số thông tin về dịch tả lợn Châu Phi
Dịch tả lợn Châu Phi là một trong những bệnh dịch được sinh ra do virus, có nguồn bệnh gốc là từ châu Phi. Bênh này có thể gặp ở bất kỳ giống lớn nào, thể loại nào, độ tuổi nào và khả năng lây bệnh vô cùng nhanh chóng.
Dịch tả lợn từ Châu Phi có virus từ trong máu, nội tạng, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh. Loại virus này có sức đề kháng rất cao, có thể chịu được ở nhiệt độ thấp. Trong thịt lợn sống và ở môi trường nhiệt độ dưới 70 độ chúng có thể tồn tại khoảng 3 đến 6 tháng. Chính vì vậy, loại virus này thật sự gây nhiều hiệu quả nghiêm trọng trong vấn đề chăn nuôi lợn ở trên toàn cầu hiện nay.
Loại virus dịch này có thể tìm thấy trên khắp cơ thể của lợn, có thể tồn tại và kéo dài ở nhiều thời gian khác nhau. Con đường nhiễm bệnh thường thông qua hô hấp, hệ tiêu hóa, tiếp xúc, … từ trực tiếp đến gián tiếp đều có khả năng lây bệnh một cách nghiêm trọng. Đặc biệt, con người có thể gây phát tán bệnh dịch này ở khắp mọi nơi.
Một số biểu hiện của dịch tả lợn từ châu Phi
Với tốc độ lây lan rất nhanh, nếu bạn là một trong những người đang chăn nuôi và làm trang trại lợn đừng bỏ qua chi tiết này. 3 đến 15 ngày là khoảng thời gian ủ bệnh, riêng đối với thể cấp tính chỉ tỏng 3 đến 4 ngày. Dưới đây là chi tiết biểu hiện từng thể khác nhau:
Dịch tả lợn Châu Phi đối với thể quá cấp tính
Với dịch thể cấp tính, thông thường lợn mắc bệnh dịch tả Châu Phi sẽ không có những triệu chứng lâm sàng và chỉ chết hàng loạt một cách nhanh chóng. Một vài trường hợp trước khi chết sẽ sốt cao, nằm ủ rũ và thường sẽ bỏ ăn. Ngoài ra, người chăn nuôi có thể dựa vào những nốt đỏ ở màng tai, vùng bẹn ở những con đã nhiễm nặng nốt đỏ dần sẽ chuyển sang màu tím.
Đối với thể cấp tính
Theo dõi trong 2 đến 3 ngày đầu, lợn sẽ nằm ủ rũ, lười hoạt động, thậm chí nặng có thể bỏ ăn. Thông thường chúng chọn chỗ nằm gần nước, xuất hiện hiện tượng sốt cao ở nhiệt độ từ 40.5 đến khoảng 42 độ C. Những vùng da như ngực, bụng, bẹn, vùng tai,cẳng chân thường xuất hiện nốt xanh, màu tím hoặc màu đỏ. Khi đã mắc bệnh, chúng sẽ di chuyển không giống bình thường, một sự khác biệt chỉ cần bạn theo dõi sát sao mỗi ngày.
Đi lại liêu xiêu, không vững, mắt bị viêm, khó thở, nôn mửa, đi phân choẹt hoặc táo bón,… Một khi bị nhiễm dịch tả lợn từ châu Phi mũi chúng thường dính bọt và máu đỏ tươi. Trong vòng từ 7 đến 14 ngày hoặc thậm chí kéo dài lên đến 20 ngày lợn sẽ ồ ạt chết. Đối với những con đang mang thai có thể bị sảy thai, 100% tỷ lệ chết.
Dịch tả lợn Châu Phi đối với thể á cấp
Với thể á cấp, nếu bị nhiễm dịch tả lợn từ châu Phi chúng thường có những biểu hiện như ho, khó thở, sụt cân, viêm khớp, đi lại khó khăn hơn bình thường, nếu đang mang thai khả năng bị sẩy rất cao. Có thể sốt nhẹ hoặc không sốt, đối với thể này tỷ lệ lợn chết rơi vào khoảng 30 đến 70%, sau 15 đến 45 ngày nhiễm dịch.
Đối với thể mãn tính
Xuất hiện ở lợn nhỏ khoảng 2 đến 3 tháng tuổi và thường có những triệu chứng như rối loạn tiêu hóa. Cơ thể lúc táo bón lúc lại tiêu chảy nói chung bất ổn về đường tiêu hóa. Đối với thể mãn tính, lợn nhiễm bệnh cũng khó thở kèm theo ho, xuất hiện nhiều nốt đỏ, xanh và màu tím ở các vùng da mỏng. Tỷ lệ chết ở thể này rất thấp, nhưng khi khỏi bệnh virus vẫn tồn tại và trở thành nguồn lây nhiễm vô cùng nguy hiểm.
Dịch tả lợn châu phi lây nhiễm từ đâu?
Có hai con đường lây nhiễm đó là đường hô hấp và tiêu hóa, nếu tiếp xúc trực tiếp với các vật có virus truyền nhiễm như chuồng trại, lợn đã nhiễm bệnh, các phương tiện di chuyển, vận chuyển. Ngoài ra các dụng cụ, đồ dùng hoặc quần áo nhiễm virus thậm chí thức ăn có chữa thịt lợn nhiễm dịch cũng là con đường nhanh nhất khiến dịch bệnh bùng phát nhanh chóng.
Làm thế nào để phòng dịch tả lợn châu phi?
Đối với loại dịch bệnh này, hiện nay chưa có vaccine và thuốc điều trị dứt điểm. Do vậy chỉ còn cách là phòng bệnh trước khi dịch ồ ạt ập đến. Một số gợi ý cách phòng dịch tả châu phi dưới đây:
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ và khử trùng chuồng, trại để đảm bảo an toàn cho vật nuôi.
- Người chăn nuôi cũng cần vệ sinh sạch sẽ chân tay, nên sử dụng ủng, gang tay và khẩu trang trong giai đoạn nhạy cảm dịch bệnh bùng phát.
- Cách ly kịp thời nhóm lợn nhiễm bệnh và nhóm đang nghi nhiễm bệnh.
- Xử lý triệt để các nguồn có thể nhiễm bệnh như ruồi, muỗi.
- Tuyệt đối không buôn bán thịt lợn không rõ nguồn gốc, tránh sử dụng thức ăn thừa, chưa được nấu chín từ lợn.
Con người có bị nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi không?
Có rất nhiều nghiên cứu chính thống cho rằng dịch tả lợn không có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, virut có khả năng sống giai, khả năng sinh tồn kéo dài ở nhiều môi trường khác nhau. Chính vì vậy, nên có nhiều khả năng sẽ lây lan bệnh dịch một các nghiêm trong và ở phạm vi toàn cầu.
Ngoài ra, việc con người ăn phải nhiều thịt lợn bị dịch tả lợn từ Châu Phi chưa được nấu chín, ăn tiết canh hoặc nấu không kỹ sẽ có thể dẫn đến những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Ngoài ra đối với những người có nhiều vết thương hở trên da sẽ có nhiều khả năng bị vi khuẩn xâm nhập. Sẽ có nhiều hiện tượng xảy ra như buồn nôn, đau đầu, sốt hoặc có thể xuất huyết ở một vài nơi. Ngoài ra, nếu nghiêm trọng hơn có thể sẽ nhiễm độc ở cả những đường tiêu hóa hoặc viêm màng não.
Sự lo ngại trong quá trình chống dịch tả lợn
Hiện này, dịch đang xuất hiện phổ biến mà hầu như vô cùng rộng rãi ở khu vực đất nước Việt Nam của chúng ta. Với hy vọng dập dịch nhanh chóng nên có nhiều địa phia đã công bố hết dịch. Tuy nhiên, vẫn có một vài nơi đang dần trở nên chủ quan hơn khiến công tác chống dịch trước đó không còn hiệu quả nữa. Việc không thực hiện kiểm soát chặt chẽ những nguồn vào cung ứng lợn tại các đầu mối lớn từ những nguyên nhân gây bùng phát trở lại như:
- Không kiểm soát chặt sẽ số lượng cung ứng đầu vào khi thu mua, bán lợn.
- Vẫn còn nhiều trường hợp bán lợn theo phương pháp chợ đen nên việc kiểm soát dịch còn nhiều vấn đề nan giải.
- Chưa biết cách bảo vệ vật nuôi, vệ sinh trang trại nuôi lợn của nhà mình. Đặc biệt không khử trùng khiến virus vẫn còn tồn tại ở mọi nơi.
- Những gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ không đảm bảo chuồng trại, không tuân thủ quy định an toàn nuôi nhốt dẫn tới việc lây lan dịch nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhật thực – Khám phá hiện tượng thiên văn đặc sắc
- Bom nguyên tử – Sức công phá mạnh mẽ và sự hủy diệt
Dịch tả lợn châu phi là loại dịch bệnh vô cùng nguy hiểm hiện nay, dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chính vì vậy mọi người dân cần nâng cao ý thức hơn. Trên đây là khái niệm và chi tiết một số biểu hiện của dịch tả lợn, hy vọng chúng tôi cung cấp đủ thông tin bạn cần.