Cúm mùa đã và đang là nỗi khiếp sợ của cả thế giới khi gieo giắc nhiều cái chết và di chứng nặng nề. Tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch yếu… đều có thể bị “quật ngã” bởi loại virus này. Việc soi rọi nghiêm túc những vấn đề từ các đại dịch cúm trong quá khứ giúp con người phòng tránh bệnh tốt hơn. Đại dịch cúm Tây Ban Nha là đại dịch kinh hoàng trong lịch sử.
Chiếc giường đắt nhất trên Thế giới là giường bệnh, khi đau đớn chống chọi với bệnh tật mới nhận ra giá trị của việc phòng ngừa bệnh tật rất quan trọng.
Hơn 100 năm trước, thế giới đã trải qua đại dịch cúm Tây Ban Nha tàn khốc, cướp đi sinh mạng của 50 – 100 triệu người trên khắp thế giới. Với sự “khôn ngoan” virus cúm liên tục biến đổi tính kháng nguyên, đe dọa tấn công con người. Các chuyên gia cho rằng đại dịch cúm với hậu quả khủng khiếp có thể quay lại bất cứ lúc nào nếu lơ là phòng bệnh.
Dưới đây là 5 sự thật thú vị về cúm thông qua bức tranh toàn cảnh đại dịch cúm khủng khiếp và những bài học về sức tàn phá khốc liệt của dịch bệnh.
1. Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã giết chết 50-100 triệu người trên khắp thế giới
Chỉ vỏn vẹn 1 năm (1918-1919) trận đại dịch cúm lớn nhất lịch sử đã giết chết khoảng 50 – 100 triệu người dân trên toàn thế giới, tương đương với 2,5-5% dân số toàn cầu. Tên gọi “cúm Tây Ban Nha” được đặt cho đại dịch 1918 vì lúc đó, Tây Ban Nha – không tham gia Thế Chiến I, là nước duy nhất công bố rộng rãi thông tin liên quan đến đại dịch. Đại dịch cúm Tây Ban Nha được xếp vào đại dịch khiến nhiều người chết nhất chỉ sau bệnh dịch hạch.
Các chuyên gia cho biết một điều đáng sợ là đại dịch cúm chưa bao giờ kết thúc. Hậu duệ trực tiếp của dịch cúm 1918 thường xuyên kết hợp với các loại virus cúm mùa khác tạo thành loại virus mới gây ra hàng loạt trận dịch cúm khác xảy ra vào các năm 1957, 1968 và 2009. Các đợt bùng phát dịch cúm sau này đều là một phần của virus cúm năm 1918, giết chết thêm hàng triệu người nữa.
Đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 được xác định do một loại virus cúm hiếm gây ra, nó có sức tàn phá mạnh mẽ khi hạ gục một người có sức khỏe tốt chỉ sau vài ngày sau những triệu chứng đầu tiên: sốt, ớn lạnh, ho, mệt mỏi… các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Khi số ca bệnh tăng lên nhanh, các bệnh viện quá tải, nhiều bệnh viện dã chiến đã được xây dựng, toàn cầu dốc sức chống lại đại dịch cúm có sức tàn phá nặng nề, những hình ảnh còn lưu lại đến nay khiến nhiều người không khỏi ám ảnh.
Sau hàng trăm năm trôi qua chúng ta vẫn đang sống trong trong mối đe dọa của virus cúm, nếu không chủ động và kiểm soát tốt bệnh cúm có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào.
2. Thủ phạm gây đại dịch cúm Tây Ban Nha là một loại “siêu virus”
Siêu virus cúm 1918 có độc lực đặc biệt cao thuộc phân nhóm A/H1N1, virus có tốc độ lây lan nhanh cướp đi sinh mạng của hơn 25 triệu người chỉ trong 6 tháng đầu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy loại virus năm 1918 không khác mấy với các loại virus gây ra các trận dịch sau này tuy nhiên nó nguy hiểm hơn, số người chết nhiều có thể là do mật độ tập trung ở các doanh trại quân đội, môi trường sinh hoạt vệ sinh chưa đảm bảo trong thời chiến tranh.
Ngoài ra có những trường hợp bệnh nhân trước khi nhiễm cúm đã mang nhiều bệnh lý nền nên dễ dẫn đến tình trạng trở nặng gây khó khăn trong điều trị, tăng tỷ lệ tử vong nhiều hơn.
Hiện nay các chủng cúm phổ biến, nguy hiểm và gây gánh nặng bệnh cao là 2 chủng cúm A (A/(H3N2), A/(H1N1)), và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria). Tại Việt Nam có đầy đủ vắc xin phòng cúm hiệu quả cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn, đặc biệt có cả vắc xin cúm Tứ giá thế hệ mới bảo vệ sức khỏe toàn diện trước sự tấn công của virus cúm.
3. Điều trị cúm nặng rất khó khăn và tốn kém
Đại dịch cúm xảy ra 1918 tại Tây Ban Nha không cách điều trị đặc hiệu trong bối tình hình chiến tranh thế giới diễn ra, số lượng nhân viên y tế thiếu hụt trầm trọng, bệnh viện quá tải, nhiều nhà riêng, trường học, nhà cộng đồng đã trở thành bệnh viện dã chiến tạm thời.
Lúc bấy giờ thuốc kháng sinh hoặc vắc xin chưa có nên các bác sĩ cho dùng thuốc quinine và dầu thầu dầu. Bên cạnh đó rượu rum cũng được xem là thuốc trị bệnh cúm lúc bấy giờ. Báo chí đăng các bài báo khuyên nên rửa tay, đeo khẩu trang hoặc gạc có tẩm thuốc tẩy, luôn súc miệng, súc họng, xông mũi họng bằng nước nóng pha tí nước tẩy javel. Người dân xếp hàng dài trước cửa hàng chờ mua các loại thuốc được cho là “thần dược” trị cúm.
Ngày nay đại dịch cúm Tây Ban Nha mùa vẫn đang là mối đe dọa hàng đầu của người dân trên toàn thế giới. Nhiều người vẫn nghĩ cúm là bệnh thông thường ít nguy hiểm và lơ là phòng bệnh, đặc biệt là lầm tưởng bệnh cúm giống như bệnh cảm thông thường nên tùy tiện sử dụng các thuốc tại nhà mà không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ dễ dẫn đến tình trạng virus cúm kháng lại thuốc kháng sinh, khiến bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng nguy kịch, khó điều trị, chi phí điều trị tăng cao.
Theo các chuyên gia, tiêm vắc xin là cách tốt nhất để tránh khỏi thảm họa y tế gây ra do cúm. Việc nhiễm một loại virus có thể tác động tiêu cực lên hệ miễn dịch, dễ khiến mắc thêm loại virus thứ hai – kể cả ở người trẻ, người khỏe mạnh đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.
Tiêm vắc xin cúm đủ liều, đúng lịch được xem là chìa khóa chấm dứt đại dịch
4. Tiêm chủng là chìa khóa chấm dứt đại dịch
Hằng năm, bệnh cúm gây ra 290.000 – 650.000 ca tử vong trên toàn cầu, với tỷ lệ người trưởng thành mắc cúm là 5-20%. Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế, trung bình có hơn 800.000 người Việt mắc cúm mỗi năm, với các virus gây bệnh thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và 2 chủng cúm B/Yamagata, B/Victoria.
Ngày nay với sự xuất hiện của các loại vắc xin phòng cúm, con người đã có thể chủ động bảo vệ sức khỏe bằng việc tiêm vắc xin cúm hàng năm. Dựa trên hiệu lực bảo vệ của vắc xin đối với hệ hô hấp, các chuyên gia đặc biệt khuyến cáo tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em, người mắc các bệnh nền cần tiêm vắc xin cúm vì:
- Vắc xin giúp bảo vệ lên đến 97% khỏi bệnh cúm sau khi chủng ngừa.
- Giúp người bệnh tim mạch giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp đến 45%, người bệnh tiểu đường giảm đến 35% tỷ lệ nhập viện, người bệnh hen suyễn giảm đến 78% tỷ lệ lên cơn cấp phải cấp cứu hoặc nhập viện, người có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giảm 76% nguy cơ bệnh hô hấp cấp liên quan đến cúm.
- Giải pháp tiềm năng hỗ trợ dự phòng Covid-19, giảm tải gánh nặng y tế và chi phí điều trị.
Hiện VNVC đang có nhiều loại vắc xin cúm dành cho trẻ em từ và người lớn, đặc biệt là vắc xin thế hệ mới phòng cúm Tứ giá phòng 4 chủng cúm phổ biến và nguy hiểm hàng đầu hiện nay:
Tên vắc xin | Vaxigrip Tetra (Pháp) | GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) | Influvac Tetra (Hà Lan) | Ivacflu S (Việt Nam) |
Đối tượng | Trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn | Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn | Người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi | |
Lịch tiêm | Trẻ từ 6 tháng tuổi – 9 tuổi:
Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
| Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi:
Từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm | Người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi: tiêm 1 mũi 0.5ml. Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. |
5. Đại dịch cúm để lại nhiều bài học
Các trận đại dịch cúm có khuynh hướng xảy ra cứ vài thập niên một lần. Giới chuyên gia tin rằng trận dịch tiếp theo không phải là “nếu” mà là “khi nào”.
Đại dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918, và hàng loạt đợt bùng dịch cúm tiếp theo vào năm 1957, 1968 và 2009 sẽ là những bài học giá trị để chúng ta nâng cao nhận thức trong việc phòng ngừa bệnh. Ngày nay với sự phát triển của ngành Y tế, vắc xin cúm trở thành bức tường thành vững vàng bảo vệ nhân loại khỏi sự tấn công của cúm mùa.
Không chỉ trẻ em, người lớn, người cao tuổi, đặc biệt hơn là người mắc các bệnh lý nền, phụ nữ mang thai nên chủ động tìm hiểu và tiêm phòng vắc xin cúm càng sớm càng tốt. Ngăn chặn nguy cơ nhiễm virus cúm với các biến chứng khó lường, không để xảy ra tình trạng đồng nhiễm cúm cùng các bệnh truyền nhiễm khác.
Người dân cũng có thể tiêm phối hợp vắc xin cúm cùng một số vắc xin khác: phế cầu, ho gà – bạch hầu – uốn ván… để tăng cường sức đề kháng cơ thể, bảo vệ sức khỏe trước cúm và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Các nhà dịch tễ học lâu nay lo ngại thời kỳ gián đoạn vào năm ngoái có thể khiến thế giới mất khả năng miễn dịch cúm mùa và đối mặt với một đợt bùng phát nghiêm trọng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có tới 650.000 người chết do các bệnh đường hô hấp liên quan đến cúm mùa.
Chuyên gia về virus SARS-CoV-2 và virus cúm tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu u, Ông Pasi Penttinen cho biết: Cúm mùa hiếm khi xảy ra muộn hơn bình thường. Tuy nhiên, trong 2 năm qua, dịch cúm đã không phát triển do các biện pháp y tế công cộng nhằm kiềm chế dịch Covid-19 khiến hành vi của mọi người thay đổi. Vì vậy, nguy cơ cúm mùa có thể diễn ra muộn hơn trong năm nay. Ông lấy ví dụ về dịch cúm H1N1 bùng phát vào mùa Hè năm 2009 ngoài thời gian cúm mùa thông thường.
Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm mùa là tiêm vắc xin cúm. Vắc xin an toàn, hiệu quả, có sẵn đã được sử dụng trong hơn 60 năm qua. Miễn dịch ở những người tiêm vắc xin theo thời gian vì vậy nên tiêm vắc xin hàng năm để phòng bệnh cúm mùa. Tiêm vắc xin phòng cúm mùa đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ bị biến chứng và những người sống chung hoặc chăm sóc những người có nguy cơ cao nhiễm cúm.
Cúm mùa khá giống với Covid-19, nếu người bệnh mắc chồng chéo 2 bệnh đồng thời, nguy cơ nhập viện, can thiệp điều trị khẩn cấp và tử vong tăng cao. Việc chủng ngừa vắc xin cúm đúng lịch, đủ liều giúp tạo miễn dịch chủ động, đẩy lùi nguy cơ mắc và biến chứng do loại virus nguy hiểm này. Trên đây là 5 sự thật đại dịch cúm Tây Ban Nha chưa chắc bạn đã biết.