thiennhien247.net - Sắc màu cuộc sống
No Result
View All Result
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog
No Result
View All Result
thiennhien247.net - Sắc màu cuộc sống
No Result
View All Result
Home Blog

Chung sống với HIV/AIDS: Những điều mà bạn cần phải biết

by admin
22 Tháng 12, 2022
in Blog
0 0
0
0
SHARES
8
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Những tiến bộ của y học trong điều trị HIV giúp những người bị nhiễm virus có chất lượng cuộc sống tốt hơn và kéo dài tuổi thọ. Đối với hầu hết mọi người, khi nhiễm virus HIV đều không ảnh hưởng đến khả năng làm việc, đi học hoặc giao tiếp xã hội... Do đó mà việc chung sống với HIV/AIDS là điều hoàn toàn bình thường và chúng ta cần có kiến thức để tránh kỳ thị đối xử

1. Bị nhiễm HIV có nghĩa là bạn bị AIDS?

Trả lời: Điều đó là sai. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một loại virus phá hủy các tế bào miễn dịch CD4 có chức năng giúp chống lại bệnh tật của cơ thể. Với các loại thuốc phù hợp, bạn có thể bị nhiễm HIV trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ mà không bị HIV tiến triển thành AIDS. AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) được chẩn đoán khi bạn bị nhiễm HIV cũng như một số bệnh nhiễm trùng cơ hội nhất định hoặc số lượng tế bào CD4 của bạn giảm xuống dưới 200.

Xem thêm:

  • Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS tốt nhất – Hỏi đáp
  • Các giai đoạn HIV và biểu hiện của từng giai đoạn cần biết
  • 5 cách phòng tránh HIV hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn

2. Khó lây nhiễm HIV từ những người tiếp xúc thông thường

Trả lời: Điều đó là đúng. Bạn không thể bị lây truyền HIV từ việc ôm ai đó, sử dụng cùng một chiếc khăn hoặc dùng chung một ly. Rất hiếm khi nhiễm HIV từ truyền máu do trước khi thực hiện truyền máu, thì máu ở Hoa Kỳ hay Việt Nam đều được kiểm tra rất cẩn thận. Tuy nhiên, bạn có thể mắc bệnh do quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm hoặc xăm hình từ các thiết bị không được khử khuẩn.

Chung sống với HIV/AIDS: Những điều mà bạn cần phải biết
Chung sống với HIV/AIDS: Những điều mà bạn cần phải biết

3. Khi nhiễm HIV, bạn chỉ còn vài năm để sống

Trả lời: Điều đó là sai. Do các loại thuốc HIV/AIDS hiện đã có sẵn nên rất nhiều người có thể sống hàng thập kỷ với HIV và có tuổi thọ bình thường hoặc gần như bình thường. Bạn có thể giúp ngăn ngừa HIV tiến triển thành AIDS bằng cách đi khám bác sĩ thường xuyên, uống thuốc và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn có thể giúp ngăn ngừa HIV tiến triển thành AIDS bằng cách đi khám bác sĩ thường xuyên, uống thuốc và làm theo hướng dẫn của bác sĩ

4. Bạn sẽ biết khi nào mình bị nhiễm HIV vì có các triệu chứng điển hình

Trả lời: Điều đó là sai. Một số người không có dấu hiệu nhiễm HIV trong nhiều năm sau khi bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nhiều người có thể có một số triệu chứng trong vòng 10 ngày đến vài tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Những triệu chứng đầu tiên này tương tự như cúm hoặc tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (mononucleosis) và có thể bao gồm sốt, sưng hạch bạch huyết, đau họng, phát ban và đau cơ. Các triệu chứng này thường biến mất sau một vài tuần và bạn có thể không có triệu chứng này nữa trong vài năm. Cách duy nhất để chắc chắn bạn bị nhiễm HIV là đi xét nghiệm máu.

5. HIV có thể được chữa khỏi

Trả lời: Điều đó là sai. Hiện tại chưa có cách điều trị HIV khỏi hoàn toàn trong hầu hết các trường hợp, điều trị có thể kiểm soát tải lượng vi rút và giúp duy trì hệ thống miễn dịch của bạn. Một số loại thuốc cản trở vào protein HIV sao chép chính nó hay một số thuốc khác thì ngăn chặn virus xâm nhập hoặc chèn vật liệu di truyền của nó vào các tế bào miễn dịch của bạn. Tất cả những người nhiễm HIV nên bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn có thể sử dụng thuốc nào là tốt nhất cho bạn.

Điều trị bằng thuốc có thể kiểm soát tải lượng vi rút
Điều trị bằng thuốc có thể kiểm soát tải lượng vi rút

6. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm HIV

Trả lời: Điều này là đúng. Khoảng 37.600 người ở Hoa Kỳ bị nhiễm HIV mỗi năm và hơn 12.000 người bị AIDS chết mỗi năm. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm HIV bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em, những người đồng tính. Quan hệ tình dục giữa nam giới và nam giới chiếm khoảng 26.300 ca nhiễm HIV mới mỗi năm, phụ nữ chiếm khoảng 7.400 ca nhiễm mới. Người Mỹ gốc Phi có số lượng người nhiễm HIV cao nhất so với các chủng tộc và sắc tộc khác.

7. Quan hệ tình dục an toàn kể cả khi cả hai đều nhiễm HIV

Trả lời: Điều đó là đúng. Kể cả khi bạn và bạn tình đều nhiễm HIV thì điều đó không có nghĩa là bạn nên quên đi việc bảo vệ khi quan hệ tình dục. Sử dụng bao cao su hoặc hàng rào latex khác có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cũng như các chủng HIV khác, có thể có kháng thuốc chống HIV. Ngay cả khi bạn đang được điều trị và cảm thấy sức khỏe tốt, bạn vẫn có thể lây nhiễm cho người khác.

8. Bạn có thể có con kể cả khi bạn bị nhiễm HIV

Trả lời: Điều đó là đúng. Người mẹ bị nhiễm bệnh có thể truyền HIV cho con trong khi mang thai hoặc sinh nở. Nhưng bạn có thể giảm thiểu rủi ro này bằng cách nói chuyện với bác sĩ và nhận được sự chăm sóc, thuốc men phù hợp. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể dùng thuốc để điều trị nhiễm trùng và giúp bảo vệ em bé chống lại virus.

Người mẹ bị nhiễm bệnh có thể truyền HIV cho con
Người mẹ bị nhiễm bệnh có thể truyền HIV cho con

Có thể bạn quan tâm:

  • Ô nhiễm môi trường là gì? Những quan ngại về vấn đề ô nhiễm
  • Khủng hoảng kinh tế – Nguyên nhân và những ảnh hưởng

9. Bạn không thể tránh các bệnh nhiễm trùng khác liên quan đến HIV

Trả lời: Điều đó là sai. Những người nhiễm HIV có thể có khả năng bị nhiễm trùng như viêm phổi, lao, nhiễm nấm candida, cytomegalovirus và nhiễm toxoplasmosis. Cách tốt nhất để giảm rủi ro là dùng thuốc điều trị HIV. Những người bị nhiễm HIV tiến triển (AIDS) có thể ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng này bằng các loại thuốc cụ thể ngoài liệu pháp kháng vi-rút. Bạn có thể giảm tiếp xúc với một số vi trùng bằng cách tránh các nguồn gây ô nhiễm như thịt chưa nấu chín, nguồn nước bị ô nhiễm…

10. Bạn không thể có được thuốc mà không có bảo hiểm

Trả lời: Điều đó là sai. Có các chương trình của chính phủ, các nhóm phi lợi nhuận và một số công ty dược phẩm có thể giúp bạn trang trải chi phí cho thuốc HIV/AIDS.

Việc nhận thức và chung sống với HIV/AIDS hiện nay không còn quá xa lạ. Việc nắm vững kiến thức về HIV sẽ giúp cho họ có được sự hòa nhập tốt nhất, yên tâm sống và điều trị bệnh

Tổng hợp: thiennhien247.net

admin

admin

Next Post
Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS tốt nhất - Hỏi đáp

Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS tốt nhất - Hỏi đáp

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Nguyên nhân gây ra cháy rừng phần lớn là do con người

Nguyên nhân gây ra cháy rừng phần lớn là do con người

3 năm ago
Bệnh lao xương khớp

Bệnh lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

2 năm ago
Bệnh đậu mùa lây qua đường nào

Bệnh đậu mùa lây qua đường nào? Cách phòng ngừa & điều trị

2 năm ago
Nguyệt thực sẽ chỉ xảy ra khi mặt trăng đi qua vùng bóng của trái đất

Nguyệt thực là gì? Sự xuất hiện của hiện tượng siêu nhiên

3 năm ago
Bệnh phong ngứa không nên ăn gì? [Thông tin từ chuyên gia]

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì? [Thông tin từ chuyên gia]

2 năm ago
Bệnh lao màng phổi có lây không

Lao màng phổi có lây không và phương pháp điều trị bệnh

2 năm ago

THIENNHIEN247.NET

Những hiện tượng thiên nhiên trên trái đất như âm thanh, ánh sáng, bình minh và hoàng hôn, sét, bão, lốc xoáy, sương mù, cầu vồng, thủy triều sẽ được chúng tôi đề cập tại kênh giúp bạn đọc dễ dàng tìm kiến thông tin.

  • About
  • Advertise
  • Careers

©Copyright @2022 by thiennhien247.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog

©Copyright @2022 by thiennhien247.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In