thiennhien247.net - Sắc màu cuộc sống
No Result
View All Result
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog
No Result
View All Result
thiennhien247.net - Sắc màu cuộc sống
No Result
View All Result
Home Dịch bệnh

Cách điều trị bệnh sởi theo hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế

by admin
1 Tháng 12, 2022
in Dịch bệnh
0 0
0
0
SHARES
2
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong. Vậy cách điều trị và phòng tránh bệnh sởi ra sao? Hãy cùng tham khảo cách điều trị bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong bài viết dưới đây.

1. Vài nét về bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ.

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy…. có thể gây tử vong.

Cách điều trị bệnh sởi hiệu quả
Cách điều trị bệnh sởi hiệu quả

2. Điều trị bệnh sởi

Dưới đây là hướng dẫn của Bộ Y tế về cách điều trị bệnh sởi:

2.1. Nguyên tắc điều trị

  • Bệnh nhân sởi cần được cách ly riêng.
  • Điều trị hỗ trợ.
  • Cần phát hiện và điều trị sớm các biến chứng.

2.2. Điều trị hỗ trợ

  • Giữ vệ sinh da, mắt, miệng họng.
  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng.
  • Hạ sốt: Có thể áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lâu nước ấm, chườm mát. Dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao.
  • Bồi phụ nước, chất điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi bệnh nhân nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.
  • Bổ sung thêm vitamin A:
  • Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: 100.000 đơn vị liều duy nhất
  • Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: 200.000 đơn vị liều duy nhất.
  • Những trường hợp có biểu hiện bệnh về mắt do thiếu vitamin A: Lặp lại liều trên vào ngày thứ 2 và ngày 28.

2.3. Điều trị các biến chứng bệnh sởi

Điều trị kháng sinh nếu xuất hiện có bội nhiễm vi khuẩn.

Hạn chế truyền dịch nếu người bệnh có biến chứng viêm phổi, viêm não hoặc viêm cơ tim.

Trường hợp viêm màng não cấp tính: Nên tích cực điều trị hỗ trợ duy trì chứng năng sống.

Chống co giật: Phenobarbital 10-20 mg/kg pha trong Glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 30-60 phút. Lặp lại 8-12 giờ nếu cần. Có thể dùng Diazepam đối với người lớn 10mg/lần tiêm tĩnh mạch.

Thăm khám và tiêm phòng vacxin đầy đủ
Thăm khám và tiêm phòng vacxin đầy đủ

Chống phù não:

  • Nằm đầu cao 30 độ, cổ thẳng ( nếu không có tụt huyết áp).
  • Thở oxy qua mũi 1-4 lít/phút, có thể thở oxy qua mask hoặc thở CPAP nếu người bệnh còn tự thở được. Đặt nội khí quản sớm để giúp thở khi điểm Glasgow < 12 điểm haowcj SpO2< 92% hay PaCO2 > 50 mmHg.
  • Thở máy khi Glasgow <10 điểm.
  • Mannitol 20% liều 0,5 -1 g/kg, 6-8 giờ/lần, truyền tĩnh mạch trong 15-30 phút.

Chống suy hô hấp: suy hô hấp do phù phổi cấp hoặc viêm não.

  • Làm thông đường thở: hút sạch đờm rãi.
  • Thở oxy 3-6 lít/phút, duy trì SpO2 > 92%.
  • Đặt nội khí quản, thở máy nếu có cơn ngừng thở hoặc thất bại với thở oxy.

Có thể dùng Dexamethasone 0,5 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia 4-6 lần trong 3-5 ngày. Nên dùng thuốc sớm ngay sau khi người bệnh có rối loạn ý thức.

Dùng thêm immunoglobulin đa giá nếu có điều kiện, liều dùng 0,1 -0,4 g/kg/ngày truyền tĩnh mạch trong 6-8 giờ trong 2-5 ngày liên tiếp.

3. Phòng ngừa bệnh sởi

Phòng ngừa bệnh sởi
Phòng ngừa bệnh sởi
  • Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin phòng sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi nên đến trạm y tế của xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
  • Tăng cường vệ sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Khi có các biểu hiện sốt phát ban dạng sởi thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh nhân mắc sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
  • Người chăm sóc bệnh nhân sởi cần đeo khẩu trang, rửa sạch tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.

Trên đây là cách điều trị bệnh sởi theo hướng dẫn chuẩn từ bộ Y tế, bạn có thể tham khảo và thực hiện tại nhà để có cách phòng tránh bệnh an toàn cho trẻ, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

admin

admin

Next Post
Sởi là bệnh lý di truyền khá phổ biến nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan

Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ - Khi nào cần đưa đi khám?

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Ô nhiễm nước là sự biến đổi trong chất lượng nước, thành phần

Ô nhiễm nước – Thực trạng báo động tại Việt Nam và thế giới

3 năm ago
Những kỹ năng tránh sấm sét khi xảy ra mưa dông

Những kỹ năng tránh sấm sét khi xảy ra mưa dông

2 năm ago
Phòng bệnh dịch hạch hiệu quả bằng những phương pháp nào?

Phòng bệnh dịch hạch hiệu quả bằng những phương pháp nào?

3 năm ago
Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

5 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường mà bạn cần biết!

2 năm ago
Bệnh lao hạch có lây không

Bệnh lao hạch có lây không? Các triệu chứng của bệnh?

2 năm ago
Quan hệ 1 lần có bị nhiễm HIV không? Những thông tin cần biết

Quan hệ 1 lần có bị nhiễm HIV không? Những thông tin cần biết

2 năm ago

THIENNHIEN247.NET

Những hiện tượng thiên nhiên trên trái đất như âm thanh, ánh sáng, bình minh và hoàng hôn, sét, bão, lốc xoáy, sương mù, cầu vồng, thủy triều sẽ được chúng tôi đề cập tại kênh giúp bạn đọc dễ dàng tìm kiến thông tin.

  • About
  • Advertise
  • Careers

©Copyright @2022 by thiennhien247.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Dịch bệnh
  • Hạn hán
  • Lũ lụt
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Blog

©Copyright @2022 by thiennhien247.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In