Mưa đá là hiện tượng mưa bao gồm các hạt nước đá ở dạng rắn với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau được hình thành từ các đám mây giông. Tuy chỉ xảy ra trong khoảng thời gian từ vài phút tới vài chục phút kèm theo mưa rào, hiện tượng mưa đá có thể dẫn đến nhiều thiệt hại nặng nề. Vậy những dấu hiệu của mưa đá dễ dàng nhận ra là gì?
Những dấu hiệu nhận biết trời sắp xảy ra mưa đá
Như đã nêu ở trên, mưa đá là các hạt băng (nước đá) trong suốt, hình thành trong các đám mây đối lưu (các đám mây dông mạnh). Do vậy, nhận biết dấu hiệu sắp có mưa đá cũng gần giống như nhận biết các trận mưa rào mạnh trong các ổ mây dông mạnh.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Tác hại của mưa đá đến đời sống con người và thiên nhiên
- Cách phòng chống sóng thần và ứng phó hiệu quả nhất
- Nguyên nhân của mưa đá là gì? Có những dạng mưa đá nào?
Khi bạn đang ở một nơi nào đó, không có thông tin hoặc không nghe được thông tin dự báo có mưa dông (có thể có cả mưa đá), bạn có thể tự phòng tránh bằng dấu hiệu của mưa đá như sau: Nếu thấy trời nổi dông, gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, có dạng như bầu vú, rồi dông, gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng “ù ù, ầm ầm” liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó có lắc rắc vài hạt mưa rào và cảm thấy nhiệt độ không khí lạnh đi nhanh chóng, có thể mưa đá sẽ xảy ra. Tất nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu chỉ ra khả năng sắp có mưa đá. Thực tế rất khó nhận biết và dự báo khi nào sẽ có mưa đá.
Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Chúng ta cũng không có cách nào ngăn chặn được mưa đá bởi đó là hiện tượng thời tiết với những diễn biến bất thường của các luồng không khí nóng và lạnh. Người dân ở các khu vực hay có mưa đá cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra mưa đá và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc,… nếu nó xảy ra.
Dấu hiệu của mưa đá thường xảy ra ở các vùng núi, bán sơn địa, nhưng người dân ở các vùng này hầu hết đều còn khó khăn, không có điều kiện xây dựng nhà ở kiên cố mà chủ yếu là mái lá, mái ngói, mái tôn và fibro xi măng. Hầu hết các trận mưa đá có kích cỡ hạt đá nhỏ nên chỉ gây hư nát hoa màu, không ảnh hưởng nhiều đến nhà dân, chỉ một số ít viên đá lớn và nặng rơi lọt xuống các mái nhà có chất lượng kém. Tuy nhiên, các trận mưa đá vừa xảy ra tại Lào Cai có kích cỡ viên đá quá lớn khiến hầu hết nhà dân đều đã bị hỏng mái, chỉ trừ nhà có mái đúc bê tông. Như vậy, với hoa màu thì hầu như không có biện pháp nào chống lại mưa đá, còn giải pháp bền vững nhất cho mái nhà dân là mái đúc bê tông kiên cố.
Tại sao có mưa đá và vì sao mưa đá chỉ xuất hiện vào mùa nóng
Mưa đá thường hay hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 4, 5 và 6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10 và 11), Mưa đá được hình thành khi các dòng không khí lên xuống mãnh liệt (hay còn gọi là đối lưu).
Vào mùa nóng ẩm, nắng gay gắt, hàm lượng hơi nước trong không khí rất cao. Khí quyển ở tầng thấp nhận được nhiều nhiệt năng sẽ nóng lên, hình thành cột không khí dưới nóng trên lạnh. Lúc này các dòng không khí lên xuống mãnh liệt làm phát sinh và tạo ra những đám mây vũ tích có khả năng gây mưa đá.
Có thể bạn quan tâm:
- Bão tuyết tác động tiêu cực đến môi trường và con người
- Lũ lụt – Thiên tai gây thiệt hại lớn cho con người mỗi năm
Khi các đám mây gần mặt đất được các luồng không khí bốc lên cao thì phần trên của đám mây thường ở nhiệt độ dưới -20 độ C, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ. Nhưng tầng mây ở dưới thấp hơn, do nhiều nguyên nhân không thể ngưng kết thành băng, lại biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C. Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao sẽ đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây. Ngay sau đó, chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống.
Khi rơi xuống tầng mây thấp, mặt ngoài của băng lại được bao bọc thêm một lớp màng nước, đồng thời lại bị các luồng nước khi mạnh, khi yếu đang không ngừng bốc lên cao tác động vào. Đến lúc này, các luồng khí không thể giữ được các băng ở trên cao và những hạt băng này bị rơi xuống mặt đất, gây ra những trận mưa đá.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu của mưa đá trong thực tế, mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bà con và các bạn giảm thiêu được những thiệt hại mà nó gây ra.
Tổng hợp: thiennhien247.net