Nghĩ đến động đất, ấn tượng đầu tiên xuất hiện trong bạn là gì? Nhật Bản, thiên tai, nhà cửa đổ sập hay chết chóc. Nhưng liệu bạn có thể trả lời câu hỏi Động đất là gì? một cách rành mạch rõ ràng nhất? Dưới đây sẽ là tất cả những thông tin về nguyên nhân của động đất mà mình đưa đến cho bạn đọc cần thiết mà bạn cần biết đến động đất
Nguyên nhân của động đất là gì?
Nguyên nhân nội sinh: Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới)
Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi lửa (loại động đất này không mạnh lắm –chiếm khoảng 7%).
Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động đất.
Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất.
Nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.
Mức độ nguy hiểm của động đất
Nguyên nhân của động đất của động đất là rất nhiều và nó còn dẫn đến những hiểm họa khác. Khi xảy ra động đất ở trong lòng đại dương, sức địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng mấy trăm km2 khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua các đạI dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ hội cho nhũng dòng magma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những tai họa không lường.
Vì động đất xảy ra rất bất ngờ cũng như tính chất nguy hiểm của nó, trong khi chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn nó, nên cách duy nhất để đối phó là làm sao để giảm đến mức tối đa thiệt hại mà động đất gây nên.
Những trận động đất lớn đã từng xảy ra
Động đất tại Đường Sơn (Trung Quốc) năm 1976
Đây là trận động đất khủng khiếp nhất thế kỷ 20, nguyên nhân của động đất còn chưa được làm rõ/ Nhưng nó được coi là trận động đất gây thương vong nhiều nhất thế kỷ XX xếp trên cả động đất Ấn Độ Dương 2004. Trận động đất này đã hủy diệt gần như toàn bộ thành phố công nghiệp Đường Sơn, nơi sinh sống của khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc.
Theo thống kê, có khoảng từ 240.000-255.000 người đã bị thiệt mạng trong trận động đất này. Ngoài ra, ước tính khoảng 164.000 người khác cũng bị thương nặng.
Lịch sử sau này vẫn nhắc lại sự kiện đau thương này như một nỗi ám ảnh về thảm họa mà thiên tai có thể mang lại cho nhân loại. Năm 2010, sự kiện này đã được dựng thành phim với tên gọi “Đường Sơn đại địa chấn”. Ngay sau khi ra mắt, bộ phim đã gây chấn động tâm lý sâu sắc cho khán giả về thảm họa thiên tai tàn khốc.
Động đất và sóng thần tại Indonesia năm 2004
Trận động đất và sóng thần năm 2004 tại Indonesia được coi là thảm họa thiên tai tồi tệ nhất lịch sử, cường độ 9,3 độ richter kéo theo sóng thần ở ngoài khơi đảo Sumatra, Tây Indonesia. Trận động đất kiêm sóng thần này đã cướp đi sinh mạng của 220.000 người ở các quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương, trong đó có 168.000 người Indonesia.
Trên đây là những nguyên nhân của động đất trong thực tế. Động đất là một hiện tượng nguy hiểm gây ra nhiều thiệt hại về người và của.