Núi lửa phun trào có thể cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người dân sống xung quanh khi mà magma phun trào ra ngoài. Núi lửa gồm có nhiều loại khác nhau trong đó chỉ có núi lửa thức mới xảy ra quá trình phun trào. Cùng bài viết tìm hiểu chi tiết về hiện tượng này nhé.
Tìm hiểu núi lửa phun trào
Núi lửa phun trào là một hiện tượng các magma nằm sâu trong lòng đất tuôn trào ra bên ngoài thông qua các vết nứt lục địa. Magma là một loại đất đá bị nóng chảy do tác động của nhiệt độ cao trong lòng đất. Những vật chất tạo nên magma thường có nhiều khí hòa tan.
Lượng khí này được giữ lại trong magma do ap suất của chúng nhỏ hơn so với các áp suất của đá, đất xung quanh nó. Tuy nhiên, khi sự cân bằng này có sự thay đổi, áp suất trong magma lớn hơn sẽ làm cho lượng khí hòa tan thoát ra ngoài và có thể tạo nên bong bóng khí trong magma lúc này tình trạng mất cân bằng xảy ra khi magma di chuyển đến nơi có áp suất thấp hơn hoặc bị nguội đi.
Khi magma có chứa nhiều bọt khí nhỏ như vậy, tỷ trọng của chúng sẽ thấp hơn và dần được đẩy lên trên sau đó thoát ra ngoài. Khi lượng magma quá lớn chúng sẽ phun trào ồ ạt gọi là hiện tượng núi lửa phun trào. Hiểu một cách đơn giản đó chính là việc lắc mạnh một chai coca, lượng bọt khí trong chai thoát ra, kéo theo cô ca tràn ra ngoài vậy.
Diễn biến của núi lửa phun trào
Hiện tại, trên thế giới đang có nhiều ngọn núi lửa hoạt động, có ngọn thì phun trào một cách dữ dội và có thể phá huỷ mọi thứ xung quanh trong bán kính 1,5km chỉ trong một thời gian ngắn. Trong khi đó có những ngọn núi lửa chỉ rỉ magma một cách chậm rãi, từ từ mà con người có thể di chuyển an toàn trên đó. Mức độ phun trào núi lửa phụ thuộc vào thành phần khí và độ nhớt của magma.
Nếu magma có độ nhớt lớn, dòng chảy của nó sẽ chắc chắn và không khí không thể thoát ra ngoài. Khi đủ điều kiện áp suất lớn, không khí bên trong được tích tụ nhiều từ đó phun trào trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu như magma có độ nhớt nhỏ, không khí thoát ra ngoài thường xuyên, khó tích tụ, phun trào lượng không khí tích tụ không quá nhiều nên vụ phun trào cũng không quá lớn.
Lợi ích và tác hại của phun trào núi lửa
Phun trào núi lửa là một hiện tượng xảy ra không ai mong muốn, tình trạng này sẽ có những lợi ích và tác hại nhất định như sau:
Lợi ích của núi lửa phun trào
Hiện tượng phun trào núi lửa có những lợi ích thiết thực không phải ai cũng nắm rõ cụ thể là:
Nguồn tài nguyên khoáng sản
Dung nham mắc ma phun trào từ trong lòng đất sẽ có nhiều thành phần khoáng sản. Nhiều loại khoáng sản khác nhau tại địa phương khác nhau như bạc, thiếc, vàng, đồng thậm chí có cả kim cương. Khi chúng tắt, nơi đây sẽ là vùng mỏ tài nguyên khoáng sản cho bạn khai thác và sử dụng.
Năng lượng địa nhiệt
Hơi nóng từ lòng đất được sử dụng để chảy các tua bin sản sinh ra điện năng hoặc ứng dụng cho cầu sinh hoạt của các gia đình và chạy máy nước nóng. Nếu như không có sẵn hơi nóng tự nhiên này, người ta sẽ phải khoan một vài lỗ thông khí sâu ở trong lòng các khối đá nóng, bơm nước lạnh vào một hố và hơi nóng từ các hố lân cận đó sẽ bay lên.
Đất đai màu mỡ
Đá lửa phun trào rất giàu khoáng chất tự nhiên nhưng sẽ phải trải qua hàng ngàn năm những khối đá này mới có thể bể vụn do tác động của thời tiết, môi trường,… Từ đó, hiện tượng này đã tạo nên một nền đất đai màu mỡ, trù phú giàu dinh dưỡng.
Hoạt động du lịch khi có núi lửa phun trào
Hằng năm, vào các mùa khác nhau, các ngọn núi lửa lại thu hút hàng triệu du khách tham quan. Đa phần du khách đều chờ tới thời khắc được tận mắt chứng kiến những khối tro bụi màu đỏ bắn tung toé trên bầu trời. Quanh các núi lửa sẽ là các hồ tắm ấm áp, những suối nước nóng và những hồ bùn sủi bong bóng qua những lỗ thông khí thiên nhiên.
Cùng với đó, các mạch nước phun nước nóng là điểm hấp dẫn du khác chẳng hạn như suối phun Old Faithful tại Vườn Quốc gia Yellowstone ở Mỹ. Còn ở Uganda, một quốc gia nghèo khó khu vực xung quanh ngọn núi lửa Elgon là một công trường du lịch sầm uất và hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có các hồ nước, thác nước khổng lồ với các hoạt động leo núi, đi bộ và nhiều nơi nghỉ dưỡng sang trọng.
Tác hại của núi lửa phun trào
Bên cạnh những lợi ích của hiện tượng phun trào núi lửa mang lại, cũng có một số tác hại con người nên nắm rõ để phòng tránh:
Với con người
Dung nham nóng chảy trào trên mặt đất có tốc độ kinh khủng sẽ nhanh chóng huỷ diệt các vật thể sống trong đó có con người. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn có thể phủ lấp làm hư hại các công trình giao thông thuỷ lợi, tàn sát rất nhiều tài sản lớn mà con người tạo ra như nhà của, xe cộ,….
Với thiên nhiên và môi trường
Đối với thiên nhiên, núi lửa cũng gây cháy rừng làm biến đổi môi trường sinh thái cũng như suy giảm tài nguyên sinh học bị ảnh hưởng. Hơn nữa hiện tượng này còn tăng tính nhạy cảm của các thiên tai nguy hiểm như lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,….
Các thảm họa do sóng thần gây nên, khi núi lửa hoạt động dưới hoặc xung quanh biển có thể gây nên những con sóng cao khủng khiếp gọi là sóng thần cũng gây thiệt hại lớn cho người và của. Tình trạng ô nhiễm môi trường do số lượng tro bụi sinh ra rất lớn sau mỗi đợt núi lửa phun trào ảnh hưởng tới hệ hô hấp của con người và động vật làm cho nguồn nước và không khí ô nhiễm nặng.
Ngoài ra, tác hại của hiện tượng này tới khí hậu và tầng ozone khi hơi nước kết tụ lại dẫn tới mưa lớn và nguy cơ lũ lụt. Ngoài ra, hàm lượng lưu huỳnh có trong núi lửa sẽ có nguy cơ làm thủng tầng ozone và tầng bình lưu.
Núi lửa phun trào có diễn ra ở Việt Nam không?
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, hoạt động núi lửa tại Việt Nam hoạt động muộn và từng xảy ra ở mảnh đất Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều di tích của núi lửa đã tắt và thời gian cách đây đã khoảng 11 triệu năm.
Hiện nay, miệng của nhiều núi lửa còn có thể hiện rõ ràng dạng phễu hoặc hình lòng chảo. Họng núi lửa thường đã bị lấp kín, nhiều miệng núi lửa đã tích nước và trở thành những hồ nước có hình trong độc đáo điển hình như hồ Tơ Nưng ở Pleiku.
Hiện tượng núi lửa đã ngủ yên đến vài chục triệu năm có thể khó có điều kiện để hoạt động trở lại. Hoạt động phun trào của núi từng xuất hiện tại Hà Nội nhưng đã ngủ quên cách đây trên 250 triệu năm rồi. Do đó, để tìm ra dấu tích của núi lửa ở đây cũng là một thử thách rất lớn.
Hoặc nếu như các nhà khoa học có may mắn tìm ra được miệng núi lửa ấy cũng đã lấp đầy, biến dạng và chẳng có thể nhận biệt. Chúng cũng không gây nên hiện tượng sụt lún mà nguyên trạng.
Có thể bạn quan tâm:
- Núi lửa phun trào – Lợi ích và tác hại của hiện tượng này
- Bão mặt trời: Nguyên nhân và ảnh hưởng nghiêm trọng
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về hiện tượng núi lửa phun trào mà nhiều người đang tìm hiểu. Mong rằng, bài viết này đã giúp bạn có thêm nền tảng kiến thức về khoa học tự nhiên.