Bệnh lao chắc hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta trong nhiều năm qua bởi tình trạng này đã được nhắc tới liên tục trên báo đài. Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do vi khuẩn MTB gây ra, tùy vào thể trạng từng người mà chúng kéo dài theo thời gian khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về những thông tin liên quan đến tình trạng này, mời bạn đọc ngay nội dung chia sẻ sau.
Tìm hiểu thông tin khái quát về bệnh lao
Bệnh lao là tình trạng cơ thể con người mắc phải một loại vi khuẩn tên gọi Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra và lây truyền qua không khí. Sau một khoảng thời gian nhất định, chúng sẽ bắt đầu hoạt động và gây ra các triệu chứng tuỳ thuộc vào tình hình sức khỏe cải hành viên mắc phải.
Đa phần bệnh nhân gặp phải tình trạng lao giai đoạn ngủ sau đó một thời gian mới xuất hiện các biểu hiện cụ thể từ nhẹ đến nặng. Dựa vào thể trạng của từng người mà chúng có thời gian tiến tiến theo tuần, tháng hoặc nhiều năm khác nhau. Bởi vậy chúng ta cần đề cao sức đề kháng để chống chọi với mầm bệnh lao tránh để lại hệ lụy đáng tiếc.
Đặc biệt những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém như HIV, ung thư hay có bệnh nền là các đối tượng sẽ tiến triển rất nhanh. Chúng gây ra tổn thương cho phổi, thậm chí phát tán xuống xương, hạng bạch huyết, tim mạch và các cơ quan qua trọng trong cơ thể.
Biểu hiệu, triệu chứng xuất hiện
Thông thường trong giai đoạn ủ bệnh chúng ta sẽ chưa cảm nhận được bất kỳ điều gì gây ảnh hưởng đến thể trạng sức khỏe. Một số bạn còn không có bất kỳ triệu chứng hay biểu hiện nào và chúng cũng chẳng diễn ra tình trạng lây lan. Tuy nhiên, sau khi phát bệnh lao cơ thể chúng ta sẽ dần dần xuất hiện hàng loạt các dấu hiệu gây khó chịu trong người.
Tùy vào tình hình sức khỏe của người bệnh lao mang sức đề kháng kém hay tốt mà xuất hiện ho kéo dài trong ít nhất 3 tuần. Đồng thời bạn sẽ có các hiện tượng máu kèm theo, đau ngực, đổ mồ hôi vào buổi tối, sốt, khó ngủ, ăn không biết ngon và cảm thấy người mất yếu ớt. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các tổn thương ở phổi, tim mạch và các bộ phận khác trên cơ thể.
Những nguyên nhân dẫn đến lao phổi
Theo nghiên cứu khoa học, nguyên nhân gây ra bệnh này là do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium Tuberculosis gây ra và lây truyền qua không khí. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể tiếp với nguồn nhiễm bất kỳ lúc nào nếu sống chung môi trường với người đang mắc phải. Bởi vậy chúng ta cần tuyệt đối tránh xa nơi có mầm bệnh lao hạn chế việc hít chung bầu không khí cũng như không tiếp xúc gần.
Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ không hoạt động ngay lập tức mà ở ẩn náu trong trạng thái ngủ và chờ đủ thời cơ. Bởi vậy lúc này chúng ta sẽ chưa thấy xuất hiện của bất kỳ triệu chứng gì và cũng chưa xảy ra tình trạng lây lan cho người khác. Tuy nhiên khi này trong cơ thể của bạn đã có vi khuẩn nên xét nghiệm chắc chắn sẽ phát hiện ra và có thể điều trị nhằm giảm đi tình trạng biến chuyển nặng.
Thống kê của tổ chức y tế cho kết quả rằng cứ 10 người dính phải vi khuẩn gây ra bệnh lao thì sẽ có 1 thành viên bị nặng. Khi cơ thể bạn yếu dần đi, sức đề kháng hoạt động non nớt Mycobacterium Tuberculosis sẽ bắt đầu tấn công. Hơn nữa theo tình trạng sức khỏe của mỗi người mà thời gian tiềm tàng nhanh hay chậm và chúng sẽ bắt đầu từ phổi, di chuyển qua đường máu và tới các bộ phận khác.
Phương pháp điều trị bệnh lao
Theo phác đồ điều trị của các chuyên gia trong ngành y tế thì cách điều trị bệnh do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis không quá phức tạp. Thông thường các bác sĩ sẽ chia chúng thành vấn đề cơ bản sau đây cho mọi người tham khảo.
Phương pháp điều trị bệnh
Bệnh lao có thể chữa khỏi tương đối dễ dàng nếu được phát hiện kịp thời và đối với người không mắc bệnh nền. Thông thường bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống 3 đến 4 loại thuốc kháng sinh liên tục trong vòng nửa năm hoặc hơn tùy tình hình hiện tại. Sau đó bạn sẽ dần dần cảm thấy khỏe hơn tuy nhiên vẫn phải theo dõi sát sao bởi chúng vẫn có khả năng tái phát lại rất mãnh liệt.
Theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì kể cả khi triệu chứng bệnh lao có mất đi thì việc hoàn tất quá trình vẫn phải tiến hành đầy đủ. Nếu bạn dừng sử dụng thuốc quá sớm, vi khuẩn ẩn nấp trong cơ thể sẽ có nguy cơ phát tán nhanh chóng và càng khó kiểm soát. Hơn thế nữa thành viên cùng sống chung trong một môi trường và những ai tiếp xúc gần với người bệnh cũng cần được thăm khám và theo dõi sát sao.
Chẩn đoán bệnh
Trong trường hợp bạn thấy mình ho không rõ nguyên nhân với tần suất dày đặc kèm theo các triệu chứng sụt cân, sốt thì hãy đi khám ngay. Đây rất có thể là tình trạng xuất hiện lao, nếu phát hiện kịp thời bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp đúng đắn tráng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Lúc này nhân viên y tế sẽ hỏi về môi trường sống và làm việc của người bệnh, tiền sử bệnh chuyến công tác nước ngoài hay,…
Sau đó bác sĩ sẽ cho bạn đi làm kết quả xét nghiệm về da, tìm kiếm vi khuẩn trong cơ thể và các yếu tố như HIV, ung thư,…. Đồng thời việc làm các xét nghiệm liên quan đến phản ứng lao sẽ tiến hành bằng cách lấy một lượng nhỏ protein từ vi khuẩn lao để tiêm lên da. Tiếp đến chúng ta sẽ chờ từ 48-72 tiếng xem kết quả ra sao và đưa ra xác định xét nghiệm tuberculin có đúng người khám bị bệnh lao hay không.
Đồng thời khi này bác sĩ cho bệnh nhân làm thêm các thủ tục như chụp X-quang ngực lấy đờm, nước tiểu để kiểm tra chính xác tình hình tổn thương. Những người có sức đề kháng kém thường dễ mắc và tiến triển nhanh nên có thể bạn sẽ phải làm thêm xét nghiệm HIV.
Đối tượng tăng nguy cơ mắc bệnh thể nặng
Đa số các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh là những người có tình trạng sức khỏe không tốt, hệ miễn dịch bị suy giảm. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra các trường hợp làm đẩy mạnh quá trình phát triển lao qua các đối tượng sau.
- Người điều trị ung thư
- HIV/AIDS
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh thận giai đoạn cuối
- Suy dinh dưỡng
- Người đang thực hiện hóa trị.
- Thành viên đang có bệnh viêm khớp, vảy nến, Crohn.
Cách phòng chống bệnh lao hiệu quả bạn nên biết
Lao là tình trạng bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe con người đặc biệt với ai có hệ miễn dịch yếu. Hơn nữa vi rút gây ra bệnh lây lan mạnh qua đường hô hấp và thời gian ngủ tương đối dài. Bởi vậy mọi người nên có phương án phòng chống bệnh lao tránh để chúng tái phát liên tục.
- Uống thuốc đúng chỉ định.
- Phân chia thời gian uống thuốc theo ý kiến của bác sĩ.
- Người từng mắc bệnh nên tái khám lại theo lịch của bác sĩ đã điều trị.
- Nếu bạn vẫn còn xuất hiện tình trạng ho đờm, ra máu thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh phong – nguyên nhân lây nhiễm và di chứng để lại
- HIV/AIDS -Những thông tin cần biết để bảo vệ bạn và gia đình
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã giúp mọi người tìm hiểu về các thông tin liên quan đến bệnh lao cùng các biện pháp phòng và điều trị hiệu quả. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn có nguy cơ lây lan cực nhanh qua không khí và rất nguy hiểm, đặc biệt với những ai có thể trạng kém và hệ miễn dịch yếu ớt.